Biện Pháp Cải Tạo Đất Cho Vườn Sầu Riêng Sau Thu Hoạch

Sau thu hoạch là thời điểm cây sầu riêng suy yếu và cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt. Nhà vườn cũng cần có biện pháp cải tạo đất vườn sầu riêng để hỗ trợ cây phục hồi nhanh hơn. Cây khỏe để bước vào mùa vụ tiếp theo mang lại năng suất cao. Vậy, nên áp dụng biện pháp nào để việc cải tạo đất nhanh và hiệu quả nhất?

1. Vì sao cần cải tạo đất vườn sầu riêng?

Sau khi thu hoạch, đất trồng sầu riêng gặp nhiều vấn đề như:
– Dinh dưỡng trong đất cạn kiệt. Do cây đã hút hết dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả trong suốt quá trình làm hoa, nuôi trái.
– PH đất sụt giảm do bón nhiều phân vô cơ và ảnh hưởng từ nước mưa. pH đất quyết định khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây. Cây chỉ hấp thu dinh dưỡng khi độ pH của đất ở mức thích hợp. PH ảnh hưởng đến sự sẵn có của các chất dinh dưỡng và khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất. Và cây chỉ hấp thu được các chất dinh dưỡng sau khi hòa tan. Vậy, pH không ổn định là nguyên nhân của việc bón nhiều phân nhưng cây vẫn thiếu dinh dưỡng.
– Các loại nấm khuẩn gây bệnh như Phytophthora, fusarium,… trong đất phát sinh. Các loại nấm này gây nên các loại bệnh nguy hiểm như: nứt thân xì mủ, vàng lá thối rễ, thối thân, thối trái…
Nền đất khỏe là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Vậy việc cải tạo đất vườn sầu riêng sau khi thu hoạch là vô cùng cần thiết.
Vườn sầu riêng sau khi thực hiện cải tạo đất sẽ:
– Tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng.
– pH đất ổn định, cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt.
– Nấm bệnh trong đất được kiểm soát, cây phát triển xanh tốt, đậu nhiều hoa trái.
Vậy biện pháp để cải tạo đất vườn sầu riêng nào vừa đơn giản lại đạt hiệu quả cao?

2. Bổ sung dinh dưỡng và chất hữu cơ cho đất

Dinh dưỡng và chất hữu cơ là hai yếu tố chính quyết định độ phì nhiêu của đất. Vậy bổ sung dinh dưỡng và chất hữu cơ là bước đầu tiên trong quá trình cải tạo đất vườn sầu riêng. Đất chứa nhiều hữu cơ thường tơi xốp, mềm mịn, thông thoáng, thấm nước và thoát nước tốt. Đất tơi xốp thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống rễ cây. Rễ phát triển tốt giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Hai nguồn chất hữu cơ cần bổ sung cho đất là phân hữu cơ và vật liệu hữu cơ. Một số nguồn phân hữu cơ tốt cho đất như: phân ủ từ rác nhà bếp, phân xanh, phân trùn quế,…
Vật liệu hữu cơ sẵn có như: tàn dư thực vật từ vụ trước, thân cành lá khô, bèo lục bình, thân lá chuối, rơm rạ, trấu,… Nhà vườn có thể băm nhỏ để bón cho đất, hoặc dùng che phủ trên mặt đất. Những vật liệu hữu cơ này sẽ được các vi sinh vật đất nhanh chóng phân hủy thành mùn.
Lưu ý: Các vật liệu hữu cơ bổ sung vào đất phải đảm bảo không bị nhiễm nấm bệnh và hóa chất bảo vệ thực vật. Tránh việc tăng thêm nấm bệnh và hóa chất vào đất.

3. Bổ sung vi sinh để đẩy nhanh quá trình cải tạo đất vườn sầu riêng

Để cải tạo đất vườn sầu riêng, không thể thiếu vai trò của các vi sinh vật có lợi trong đất. Các vi sinh vật là lực lượng chính phân giải các chất hữu cơ, tạo mùn cho đất.

4. Tạo thảm thực vật che phủ bằng việc để cỏ trong vườn

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, hữu cơ, vi sinh cho đất thì nhà vườn cần duy trì việc che phủ bề mặt đất. Việc che phủ bề mặt đất là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu quả của quá trình cải tạo đất vườn sầu riêng.
Lợi ích lớn nhất từ cỏ dại là thảm thực vật che phủ cho mặt đất. Cỏ bảo vệ đất khỏi các tác nhân gây hại của thời tiết như: nắng, mưa, gió. Giúp đất giữ ẩm tốt hơn, hạn chế xói mòn và bị cuốn trôi các chất hữu cơ và dinh dưỡng ở tầng đất mặt.
Ngoài ra, cỏ dại giúp cải thiện cấu trúc đất, ổn định pH, giúp nước và không khí lưu thông tốt hơn trong đất, và tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật đất hoạt động và phát triển.
Giai đoạn sau thu hoạch là giai đoạn quyết định đến sức khỏe cây trồng và năng suất của vụ tiếp theo. Do đó, nhà vườn cần thực hiện cải tạo đất vườn sầu riêng thật tốt để duy trì nền đất khỏe, đảm bảo điều kiện cho sầu riêng duy trì năng suất cao vào vụ mùa sau.

Chúc bà con thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *