Kỹ Thuật Khoanh Vỏ Bưởi Diễn Cho Sai Quả

Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng cây Bưởi Diễn không ra quả khiến bà con nông dân lo sốt vó. Nếu không có phương pháp giải quyết triệt để, thì việc người trồng chặt phá các vườn bưởi sẽ trở nên hiện hữu. Tuy nhiên, hiện nay với kĩ thuật khoanh vỏ hiệu quả, thì Bưởi Diễn đã có thể sai quả, cho thu hoạch với năng suất cao.

Trong bài viết này, Kinh Bắc xin chia sẻ với các bạn kỹ thuật khoanh vỏ Bưởi Diễn cho sai quả.

1. Dấu hiệu cây cần khoanh vỏ

Khoanh vỏ là biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, do đó nếu dùng không đúng thời điểm sẽ khiến cây kém phát triển, giảm năng suất thu hoạch. Vì vậy, bà con nông dân cần cân nhắc và chỉ tiến hành kỹ thuật khoanh vỏ khi:

Khi cây Bưởi đang phát triển mạnh mẽ, lá xanh tốt quanh năm, nhưng vẫn không có dấu hiệu đậu quả hoặc đậu ít quả.

Có khả năng sinh lộc đông do thời tiết lạnh đến muộn, mưa kéo dài làm cây Bưởi Diễn không bước vào trạng thái nghỉ, mà ra hoa và lộc mới.

2. Thời gian tiến hành khoanh vỏ

Trường hợp 1: Trước khi thu hoạch 2 tuần

Khi bạn thấy cây Bưởi có lá to, màu xanh bóng có dấu hiệu ra lộc sớm thì ngay lúc này bạn cần khoanh vỏ ở các cành chính (những cành to khỏe), sau đó là những cành phụ xòe bên dưới để nhân giống, thúc đẩy quá trình tạo tán.

Liên tục quan sát những ngày sau đó, nếu cảm thấy cần thiết thì sẽ tiến hành khoanh vỏ lần 2 (cách 1 tuần so với lần 1), không nên quá lạm dụng sẽ khiến quả chưa thu đã bị rụng.

Trường hợp 2: Sau khi thu hoạch 1 tuần

Những năm rét đến muộn, ngay sau khi thu hoạch chính vụ, cây đã bắt đầu xuất hiện lộc mới mà không tiến vào trạng thái “nghỉ đông”, khi đó bạn sẽ tiến hành khoanh vỏ.

Tương tự như trường hợp 1, bạn sẽ dùng kỹ thuật này áp dụng trên các cây khỏe mạnh vốn cho năng suất cao như hiện tại và các năm trước đó.

Nên ưu tiên các cành lớn vượt hẳn với các cành khác, các cành nhiều lá, dày và xanh cũng như ít quả. Hoặc các cây Bưởi năm ngoái mà không cho thu hoạch, thì cần tiến hành tỉa bớt lá, cành để ánh nắng có thể chiếu vào tận bên trong kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ thụ phấn.

Tiếp đó chúng ta tiến hành khoanh vỏ những cây này với cách thức chọn lựa như trên.

Tránh khoanh ở những cây quá yếu, lá mỏng thưa thớt, có phương án bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho nhóm này.

3. Cách khoanh vỏ

Chuẩn bị dụng cụ khoanh vỏ chuyên dụng để khoanh một vòng tròn khép kín có độ sâu vừa đủ để chạm đến phần gỗ. Lưu ý cần để nguyên phần vỏ ở trên không được bóc ra (vì bản chất của phương pháp này là ức chế tạm thời khả năng phát triển của bưởi Diễn, nếu bạn lấy ra phần vỏ khoanh ra thì phần ngọn rất dễ bị héo và chết do không đủ dưỡng chất).

Với cành khỏe mạnh có lá xanh tốt, bạn cần tiến hành khoanh lần 2 cách vị trí lần 1 chừng 15 – 20 cm, cần tránh bị dập nát phần vỏ xung quanh vị trí khoanh, độ rộng vết khoanh vừa phải chừng 5 cm.

Sử dụng một số thuốc như: Bkill, Mancozeb Xanh để ngăn ngừa các loại nấm,vi khuẩn tấn công, phun bôi trực tiếp nên vị trí khoanh vỏ.

Cuối cùng dùng dây băng màu đen quấn kín vòng quanh vị trí khoanh thật chặt, kín để nước mưa hay nấm bệnh có cơ hội xâm nhập, cũng như để cây mau liền sẹo.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *