I. Đặc điểm bộ rễ cây sầu riêng
Bộ rễ của cây sầu riêng thường có hình dạng phân nhánh, kéo dài và phát triển mạnh mẽ. Hệ thống rễ chủ chính của cây sầu riêng phát triển sâu xuống đất để tìm kiếm nước và chất dinh dưỡng. Rễ phụ phát triển từ rễ chủ và lan ra khắp vùng đất xung quanh cây, giúp cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Bộ rễ sầu riêng có thể đâm sâu 5- 6m.
Rễ sầu riêng nó không có nhiều lông hút như các loại cây trồng khác; do đó để tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng rễ sẽ liên kết với hệ NẤM RỄ Mycorhizae trong đất, do đó bà con có thói quen đổ nhiều thuốc hoá học thì coi như chúng dễ chết.
Hoạt động của bộ rễ gẫn như đồng thời với sinh trưởng của cành lá, nhưng thời gian hoạt động dài hơn, vậy nên kết thúc muộn hơn. Rễ sầu riêng ra cùng lúc với đọt, khi đọt vừa nhú rễ cũng vừa ra; hệ rễ này hầu như phát triển đều trong năm, mạnh nhất là rơi vào các tháng hè, phần lớn rễ tập trung quanh tán, độ sâu khoảng 20-30cm, đây cũng là cơ sở để bà con bón phân, tưới nước sao cho hiệu quả.
Sự phân bố của bộ rễ dựa vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và cách chăm sóc. Mực nước ngầm, kỹ thuật chăm sóc cũng như tính chất đất cũng ảnh hưởng đến rễ của cây sầu riêng.
II. Thế nào là bộ rễ sầu riêng khỏe?
Trong chăm sóc cây trồng nói chung và cây sầu riêng nói riêng thì khi quan sát bộ lá hay thân cây ta có thể thấy được các bộ phận này có đang khỏe mạnh hay không, vậy còn bộ rễ ẩn sâu dưới bề mặt đất thì làm thế nào ta mới nhận biết được bộ rễ đang khỏe mạnh hay đang bị suy yếu? Vậy làm thế nào để chăm sóc tốt cho bộ rễ khỏe mạnh cũng như khắc phục những suy yếu mà rễ cây đang gặp phải? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu ngay nhé!
Bộ rễ sầu riêng là bộ phận nằm dưới mặt đất với khả năng ăn sâu và lan rộng 6-8m tùy vào cây giống được tuyển chọn bằng hình thức nào: Chiết cành, ghép cành, trồng bằng hạt… Mực nước ngầm, kỹ thuật chăm sóc cũng như tính chất đất cũng ảnh hưởng đến rễ của cây sầu riêng.
Trong quan hệ giữa rễ và thân lá có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, trong đó có 2 nguyên nhân thuộc mối tương quan này là:
1. Sự điều chỉnh về hormones cho thấy khi rễ là nguồn chính sản sinh ra cytokinins, nhóm hormones kích thích thân, lá phát triển trong khi đó thì lá và chồi là nguồn chính sản sinh ra auxins, nhóm hormones kích thích sự phát triển của rễ.
2. Nguyên nhân về dinh dưỡng cho thấy, hệ thống rễ đóng vai trò hấp thu nước và chất khoáng cung cấp cho toàn bộ cơ thể thực vật nhưng không có khả năng quang hợp, trong khi lá và chồi đóng vai trò quang hợp cung cấp chất hữu cơ cho cả cây. Kết quả là, nếu rễ sinh trưởng tốt, sẽ kéo theo thân, lá sinh trưởng tốt và ngược lại.
Cũng như các loại cây trồng khác, bộ rễ của cây đảm nhận vai trò rất quan trọng là hấp thu nguồn dinh dưỡng từ đất, khi bộ rễ khỏe mạnh thì cây trồng mới khỏe mạnh vì nếu phần thân, lá bên trên có bị sâu, bệnh tấn công thì vẫn còn đó nguồn dinh dưỡng từ rễ, nhưng một khi rễ có vấn đề thì cả cây đều rơi vào tình trạng khủng hoảng, cây có bộ rễ tốt có biểu hiện như sau:
+ Có rễ tơ rất nhiều trên mặt đất, đầu rễ trắng.
+ Rễ bên trồi lên mặt đất phát triển to khỏe, hồng hào.
Khi trồng cây sầu riêng con bà con lưu ý trồng bầu đất cao hơn mặt hố trồng 2-3cm, tránh trồng ngập gốc vào đất gây ứ đọng nước dễ phát sinh nguồn bệnh, với canh tác cây sầu riêng cần lên liếp, lên mô cao tạo độ thoáng cho bộ rễ dễ phát triển và dễ tạo điều kiện khô hạn khi xử lý ra hoa.
>>>Xem thêm: Kỹ Thuật Xử Lý Ra Bông Cho Cây Sầu Riêng
Bên cạnh đó muốn bộ rễ được phát triển khỏe mạnh, lan rộng trên mặt đất thì cần dùng những loại phân bón có vai trò kích thích rễ phát triển nhưng vẫn lành tính về lâu dài và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất thì cây trồng mới có nguồn vật liệu sản xuất.
Ngoài ra còn phải bảo vệ bộ lá khỏe mạnh, phòng tránh rầy rệp và sâu bệnh tấn công nhằm đáp ứng vai trò nuôi lớn tất cả các cơ quan khác của cây trong đó có cả bộ rễ.
Các yếu tố bên ngoài như tính chất của đất, thời tiết, dinh dưỡng trong đất, vườn cây có đang xen canh hay không, khoảng cách trồng… và cả yếu tố mầm bệnh trong đất từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
III. Những lưu ý khi chăm sóc bộ rễ cây sầu riêng
Trong quan hệ giữa rễ và thân lá có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, trong đó có 2 nguyên nhân thuộc mối tương quan này là:
Sự điều chỉnh về hormones cho thấy khi rễ là nguồn chính sản sinh ra cytokinins, nhóm hormones kích thích thân, lá phát triển trong khi đó thì lá và chồi là nguồn chính sản sinh ra auxins, nhóm hormones kích thích sự phát triển của rễ.
Nguyên nhân về dinh dưỡng cho thấy, hệ thống rễ đóng vai trò hấp thu nước và chất khoáng cung cấp cho toàn bộ cơ thể thực vật nhưng không có khả năng quang hợp, trong khi lá và chồi đóng vai trò quang hợp cung cấp chất hữu cơ cho cả cây. Kết quả là, nếu rễ sinh trưởng tốt, sẽ kéo theo thân, lá sinh trưởng tốt và ngược lại.
Cũng như các loại cây trồng khác, bộ rễ của cây đảm nhận vai trò rất quan trọng là hấp thu nguồn dinh dưỡng từ đất, khi bộ rễ khỏe mạnh thì cây trồng mới khỏe mạnh vì nếu phần thân, lá bên trên có bị sâu, bệnh tấn công thì vẫn còn đó nguồn dinh dưỡng từ rễ, nhưng một khi rễ có vấn đề thì cả cây đều rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cây có bộ rễ tốt có biểu hiện như sau:
Có rễ tơ rất nhiều trên mặt đất, đầu rễ trắng
Rễ bên trồi lên mặt đất phát triển to khỏe, hồng hào
Khi trồng cây sầu riêng con bà con lưu ý trồng bầu đất cao hơn mặt hố trồng 2-3cm, tránh trồng ngập gốc vào đất gây ứ đọng nước dễ phát sinh nguồn bệnh, với canh tác cây sầu riêng cần lên liếp, lên mô cao tạo độ thoáng cho bộ rễ dễ phát triển và dễ tạo điều kiện khô hạn khi xử lý ra hoa.
Bên cạnh đó muốn bộ rễ được phát triển khỏe mạnh, lan rộng trên mặt đất thì cần dùng những loại phân bón có vai trò kích thích rễ phát triển nhưng vẫn lành tính về lâu dài chẳng hạn như phân humic, hữu cơ lỏng và bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất thì cây trồng mới có nguồn vật liệu sản xuất
Các yếu tố bên ngoài như tính chất của đất, thời tiết, dinh dưỡng trong đất, vườn cây có đang xen canh hay không, khoảng cách trồng… và cả yếu tố mầm bệnh trong đất, côn trùng trong đất cần được quan tâm quản lý, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
Mầm bệnh trong đất: Nấm Fusarium solanai, nấm Phytophthora spp., nấm Pythium spp., nấm Rhizoctoinia solani,…
Tuyến trùng trong đất: Pratylenchus sp.
Côn trùng trong đất: Rệp sáp rễ…
Ngoài ra còn phải bảo vệ bộ lá khỏe mạnh, phòng tránh rầy rệp và sâu bệnh tấn công nhằm đáp ứng vai trò nuôi lớn tất cả các cơ quan khác của cây trong đó có cả bộ rễ.
Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!