Cách Khắc Phục Tình Trạng Sầu Riêng Rụng Trái Non

Không phải ai cũng biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng sầu riêng rụng trái non ở thời kỳ đậu trái. Vậy cách khắc phục tình trạng này như nào? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu qua bài viết ngay bên dưới đây nhé.

I. Tại sao sầu riêng rụng trái non?

nhiều nguyên nhân dẫn đến sầu riêng rụng trái non. Trong đó có một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

1. Sầu riêng rụng trái non do yếu tố sinh lý

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cây sầu riêng trong giai đoạn đậu trái. Hiện tượng này diễn ra khi cây không đủ chất dinh dưỡng để nuôi tất cả các trái. Việc rụng trái sẽ giúp cây loại bỏ những trái yếu. Tập trung dinh dưỡng phát triển những trái khỏe mạnh.

2. Sầu riêng rụng trái do dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nông dân gây rụng trái chính là mất cân bằng dinh dưỡng. Khi nhà vườn cung cấp không đầy đủ các yếu tố đa lượng N – P – K, việc cây rụng trái là một phần tất yếu khi cây không có đủ dinh dưỡng để nuôi trái.

Hơn nữa, thiếu các yếu tố vi lượng đặc biệt là Bo cũng là nguyên nhân gây rụng trái do dinh dưỡng phổ biến. Bo giúp phát triển hạt phấn, cuống hoa và trái, tăng tỉ lệ đậu quả.

Ngoài ra, không chặn đọt trong quá trình cây ra trái cũng gây nên hiện tượng này. Đọt non phát triển cạnh tranh dinh dưỡng với trái gây thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến rụng trái.

3. Sầu riêng rụng trái non do nấm bệnh

Nấm bệnh là một trong những nguyên nhân đau đầu làm sầu riêng rụng trái non. Những loại sâu bệnh gây rụng trái có thể kể đến như: sâu ăn bông, sâu đục trái, bọ cánh cứng, rệp sáp, rầy mềm hút nhựa trái non,…

4. Sầu riêng rụng trái non do thời tiết

Yếu tố thời tiết là hiện tượng tự nhiên khó tránh khỏi. Mưa nhiều, nắng nóng, gió mạnh đột ngột đều có thể ảnh hưởng đến trái non. Tác động của mưa dễ dẫn đến tình trạng cây bị sốc nước gây rụng trái. Ngoài ra, việc sốc nhiệt cũng gây nên tình trạng rụng trái non ở cây sầu riêng.

II. Một số loại bệnh giai đoạn nuôi quả

Xuất hiện bệnh trong giai đoạn nuôi quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây. Cần nhận biết để có cách trị sầu riêng bị rụng bông trái non phù hợp và kịp thời. Những loại bệnh phổ biến mà nhà vườn thường gặp có thể kể đến như:

1. Bệnh thán thư:

Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cả lá, cành, trái non và cả trái trưởng thành. Đặc biệt là trái non, bệnh có thể gây rụng trái hàng loạt trên cây. Bệnh do nấm Colletotrichum Gloeosporioides gây nên. Phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt và mưa nhiều.

2. Bệnh chết cành:

Xuất hiện các đốm nâu đen rồi lan rộng ra toàn cành, khiến cành bị khô héo và gãy rụng. Bệnh là tác nhân của nấm Diplodia Heveae. Bệnh phát triển trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.

3. Bệnh đốm đen:

Bệnh gây hại trên lá, cành và trái sầu riêng. Trên lá, bệnh tạo ra các đốm màu nâu đen, viền vàng. Trên cành, bệnh gây ra các vết loét màu nâu đen. Trên trái, bệnh gây ra các đốm đen, khiến trái rụng. Bệnh do nấm Pestalotia Palmivora gây ra.

>>.Xem thêm: Kỹ Thuật Xử Lý Ra Bông Cho Cây Sầu Riêng

III. Cách khắc phục sầu riêng rụng trái non

Dưới đây sẽ là một số cách khắc phục sầu riêng rụng trái non mà không hại đến cây. Nhà vườn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Tỉa quả

Tỉa quả là việc thiết yếu cần thực hiện để giúp cây tập trung hơn trong việc phát triển trái. Trong quá trình cây ra trái số lượng có thể vượt quá khả năng cung cấp dinh dưỡng của cây. Vì vậy, việc tỉa quả là cách trị sầu riêng bị rụng bông trái non vô cùng hiệu quả.

Thời điểm và cách tỉa quả hợp lý:

– Lần 1 (3 – 4 tuần sau khi hoa nở): Loại bỏ quả có cuống nhỏ chen chúc trong chùm, trái méo mó, bị sâu bệnh. Giữ lại 6 – 8 quả/chùm.

– Lần 2 (8 tuần sau khi hoa nở): Loại bỏ quả cong vẹo, dị dạng. Giữ lại: 3 – 4 quả/chùm.

– Lần 3 (10 tuần sau khi hoa nở): Loại bỏ quả có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo điều kiện cho trái phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Giữ lại: 2 – 3 quả/chùm.

2. Phun phân thuốc qua lá để dưỡng quả

Trong giai đoạn cây ra quả được khoảng 60 ngày tuổi. Sử dụng các loại phân NPK để cung cấp dinh dưỡng cho quả là rất cần thiết. Định kỳ trong khoảng 7 – 15 ngày một lần.

Nếu cây có tình trạng ra thêm đọt non thì sử dụng các biện pháp chặn đọt là vô cùng cần thiết. Việc này giúp cây hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái, hạn chế rụng quả.

Kết hợp sử dụng phân thuốc để giữ quả giúp nông dân chủ động hơn trong việc cắt tỉa trái. Khi có hiện tượng sầu riêng bị rụng trái non cần thực hiện phun ngay.

Trong trường hợp cây không khỏe có thể phun kể từ 7 ngày sau khi xổ nhụy. Nếu dàn lá khỏe đã đi đọt trước khi xổ nhụy thì có thể phun phân thuốc dưỡng vào thời điểm sau xổ nhụy 20 ngày.

Đây là cách khắc phục sầu riêng rụng trái non có hiệu quả rất cao hiện nay.

3. Bón phân nuôi quả

Giai đoạn bón phân là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để chống lại việc rụng trái non.

– Giai đoạn 1:

+ Thời điểm: Khi quả được 60 ngày tuổi (khoảng bằng quả trứng gà).

+ Loại phân bón: NPK 3 số bằng nhau.

+ Lượng bón: 0,5kg/cây/lần, bón 2 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.

Cách bón:

+ Lần 1: Bón 200 – 300g/cây/lần rắc quanh gốc cây. Nếu đất không đủ ẩm, cần tưới nước để phân tan.

+ Lần 2: Bón lượng phân còn lại sau 10 – 15 ngày.

– Giai đoạn 2:

+ Thời điểm: Khi đậu trái được 80 – 85 ngày.

+ Loại phân bón: NPK

+ Lượng bón: 0,15 – 0,25kg/cây/lần, bón 2 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.

– Giai đoạn 3:

+ Loại phân bón: kali trắng.

Lượng bón và thời điểm bón:

+ Lần 1: Khi quả được 100 – 105 ngày, bón 0,3kg/cây, tùy lượng quả trên cây.

+ Lần 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày, bón 0,3 – 0,5kg/cây.

Khi cây đậu trái nhà vườn cần tìm hiểu kỹ các vấn đề mà cây sầu riêng có thể gặp phải. Tham khảo ý kiến chuyên gia để có giải pháp đúng cho tình trạng mình đang gặp. Đặc biệt là tình trạng rụng trái, cần tìm ra cách trị sầu riêng bị rụng bông trái non kịp thời để tránh ảnh hưởng đến mùa vụ. Hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản về hiện tượng sầu riêng rụng trái nhé.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *