Cách Bón Vôi Cho Sầu Riêng Và 4 Lưu Ý Quan Trọng

Trong các hoạt động canh tác và sản xuất, hiểu và áp dụng đúng cách bón vôi cho sầu riêng rất quan trọng. Chăm sóc sầu riêng bằng cách bón vôi đúng cách giúp khử khuẩn đất, hạ phèn và nhiều công dụng khác. Cải tạo đất bằng vôi là một hoạt động cần thiết và hay được sử dụng. Tuy vậy, việc bón vôi thế nào, với lượng bao nhiêu, cách bón thế nào, bón vào lúc nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm được. Vậy sau đây hãy cùng tìm hiểu về cách bón vôi cho sầu riêng ngay nhé.

1. Tại sao phải bón vôi cho sầu riêng?

Hiểu đúng cách trồng sầu riêng, áp dụng cách bón vôi cho sầu riêng đúng kỹ thuật, bà con nông dân sẽ mang đến cho vườn sầu riêng nhà mình những lợi ích như:

Cung cấp Canxi: Canxi (Ca2+) là một loại nguyên tố trung lượng, tham gia phần lớn trong việc cấu trúc nên màng tế bào thực vật. Việc thiếu Canxi sẽ khiến cây dễ gãy, trái bị nứt, rụng, cây dễ bị bệnh, lá đọt non biến dạng và chết khô. Việc áp dụng cách bón vôi cho sầu riêng đúng sẽ giúp bổ sung Ca cho đất, giúp cây dẻo dai và tăng khả năng năng chóng chịu với môi trường.

Chống chua đất: Vôi là công cụ khử chua rẻ và hiệu quả được bà con nông dân thường dùng. Trong quá trình canh tác nông nghiệp, việc sử dụng phân hoá học nhiều sẽ dễ khiến đất bị chua (pH<7), làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Bón vôi sẽ giúp Cải tại lạo môi trường đất và trung hoà pH.

Khử mặn: Đối với những khu vực nhiễm mặn có phèn, việc hiểu và dùng cách bón vôi cho sầu riêng đúng cách sẽ giúp rửa mặn, cải thiện đất, giúp rễ cây có thể hút nước và muối khoáng trở lại.

Ức chế và tiêu diệt nấm bệnh: Vôi có khả năng khử khuẩn tốt, giúp cải tạo môi trường đất trồng và loại bỏ những mầm sâu bệnh có ở trong đất.

2. Các loại vôi bón cho sầu riêng phổ biến

Với bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, sai lầm thường gặp trong cách bón vôi cho sầu riêng chính là không dùng đúng loại vôi. Với mỗi loại đất, tình trạng đất khác nhau, loại vôi và cách bón cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Bột đá vôi hay vôi sống (CaCO3): Đây là loại vôi có tác động nhẹ, tác dụng diệt khuẩn yếu, tác dụng lớn nhất là cung cấp Canxi cho đất. Bón loại vôi này sẽ làm tăng nhanh pH của đất, không làm cháy lá hay rễ cây.

Vôi tôi (Ca(OH)2) và Vôi nung (CaO): Là loại vôi phản ứng mạnh khi gặp nước, có tính sát khuẩn cao và toả nhiều nhiệt. Là loại vôi được dùng chủ yếu trong dập dịch hại, gây cháy lá, rễ mạnh, bỏng tay. Lưu ý: Chỉ cho vôi vào nước, không pha ngược lại.

Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2): Là loại vôi có phản ứng nhẹ khi bón, giúp cung cấp cả nguyên tố Mg và Ca cho cây. Loại vôi này có tính diệt khuẩn yếu, làm tăng pH chậm và dễ dùng mà không gây cháy lá, rễ cây.

3. Cách bón vôi cho sầu riêng đúng kỹ thuật

– Cách bón vôi cải tạo đất cho sầu riêng:

Cách bón vôi cho sầu riêng cải tạo đất sẽ được tiến hành trước thời điểm cây ra trái hoặc sau khi cây hoàn thành thu hoạch quả. Với kỹ thuật này, bà con cần thực hiện làm cỏ quanh gốc cây, dùng cuốc, cào xới đất xuống 5 – 10cm và bón vôi vào. Tưới nước từ từ cho đến khi vôi bột tan và ngấm hết xuống đất.

– Cách bón lót vôi cho sầu riêng:

Với cách bón vôi cho sầu riêng này, vôi được sử dụng để cải tạo đất trước khi trồng sầu riêng. Sau khi đào hố, bà con tiến hành rắc vôi vào và tưới nước cho đến khi vôi ngấm hết xuống đất.

**LƯU Ý: với cách bón vôi cho sầu riêng này, bà con không bón chung vôi với các loại phân hữu cơ, phân vi sinh. Thay vào đó, sau 15 ngày kể từ khi bón vôi, ta có thể bón lót các loại phân hữu cơ, phân vi sinh cho cây.

4. 4 lưu ý quan trọng trong cách bón vôi cho sầu riêng

1/ Chọn loại vôi phù hợp với tình trạng đất hiện tại

Có 3 loại vôi chính thường được sử dụng nhằm cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp: Vôi nung (CaO), bột đá vôi (CaCO3) và vôi tôi (Ca(OH)2). Tuỳ thuộc vào đặc điểm từng loại đất, mức độ suy thoát và đặc tính của vôi, bà con nông dân có thể chọn loại vôi sao cho phù hợp. Cụ thể:

– Đối với đất phèn, mặn, pH thấp (<4), có các bệnh về rễ thì nên sử dụng vôi bột (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2).

– Đối với loại đất có pH >5,6 thì nên sử dụng vôi Dolomite (CaMg(CO3)2).

2/ Bón vôi đúng liều lượng, đúng nhu cầu của đất trồng

Liều lượng đúng trong cách bón vôi cho sầu riêng sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

– Độ chua của đất: pH càng thấp thì bón càng nhiều vôi và ngược lại.

– Thành phần cơ giới của đất: Đất sét sẽ phải bón nhiều vôi/lần nhưng khoảng cách giữa các lần bón rất dài, đất cát chỉ bón lượng nhỏ/lần và bón thường xuyên hơn.

– Hàm lượng hữu cơ trong đất: Đất càng nhiều hữu cơ thì bón nhiều/lần và thời gian thưa giữa các lần bón, ngược lại đất nghèo mùn thì bón ít và thường xuyên hơn.

Cụ thể, cách bón vôi cho sầu riêng với liều lượng theo từng loại đất như sau:

Đất sét nhiều mùn:

+ pH 3-4,5: Bón 2 tấn vôi/ha.

+ pH 4,6-5,5: Bón 1 tấn/ha.

+ pH 5,5-6,5: Bón 0,5 tấn/ha.

+ pH >6,5: Không bón vôi.

Đất cát nghèo mùn:

+ pH 3-4,5: Bón ít hơn 1 tấn vôi/ha.

+ pH 4,6-5,5: Bón ít hơn 0,5 tấn/ha.

+ pH 5,5-6,5: Bón ít hơn 250 kg/ha.

+ pH >6,5: Không bón vôi.

3/ Bón vôi đúng thời điểm, giai đoạn phát triển của sầu riêng

– Đối với vườn cây đang ở giai đoạn kiến thiết (Cây chưa cho thu hoạch) thì có thể áp dụng cách bón bón vôi cho sầu riêng cải tạo đất quanh năm. Nhưng tốt nhất nên bón vào đầu mùa mưa.

– Đối với vườn cây đã cho trái thu hoạch: Nên áp dụng cách bón vôi cho sầu riêng sau thời điểm thu hoạch trái, phối hợp với các biện pháp chăm sóc khác: cắt tỉa, bón phân, phòng trừ sâu bệnh sau thu hoạch.

4/ Bón vôi đúng cách

Thực hiện rải đều lượng vôi cần thiết lên bề mặt đất quanh gốc cây, dùng cuốc, cào xới đất sâu từ 5-10cm để trộn đều đất và vôi. Tưới đều nước từ từ cho vôi tan dần và ngấm vào trong đất.

3 sai lầm phổ biến trong cách bón vôi cho sầu riêng gây hại

Ngoài 4 lưu ý trong cách bón vôi cho sầu riêng trên, có 3 sai lầm phổ biến mà bà con nông dân thường mắc phải. Những sai lầm này có thể ảnh hưởng từ ít đến nhiều, thậm chí gây chết cây. Cụ thể như sau:

Bón vôi trong mùa khô, không có điều kiện nước tưới. Khi bón vôi trong điều kiện thiếu nước tưới sẽ khiến vôi không tan hết được, tạo ra nhiệt cao gây cháy rễ và lá.

Bón cùng các loại phân khác. Vôi bột chỉ có thể phối bón cùng với phân lân, khi bón cùng với các loại phân khác, đặc biệt là phân vi sinh, hữu cơ sẽ làm mất, giảm tác dụng của phân bón đó xuống nhiều lần.

Bón loại vôi không phù hợp với cây non, làm ảnh hưởng bộ rễ. Đối với những cây non mới trồng, bộ rễ chưa phát triển ổn định, lúc này nếu ta bón các loại vôi có đặc tính nóng, phản ứng mạnh (CaO, Ca(OH)2) thì rất dễ gây chết rễ và cháy lá.

Tóm lại, việc hiểu và áp dụng đúng cách bón vôi cho sầu riêng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, hạ độ chua, cải tạo đất trồng. Đây là một kỹ thuật quan trọng để giúp cây đạt năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên, khi bón vôi cho sầu riêng, bà con cần lưu ý và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng để có thể đạt hiệu quả cải tạo cao nhất.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *