Bí Kíp Xử Lý Vườn Sầu Riêng Làm Bông Không Ra Và Mắt Cua Bị Đen

Xử lý nghịch vụ sầu riêng là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao cho nhiều bà con làm vườn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý nghịch vụ chỉ một cơn mưa đêm cũng sẽ khiến cho mắt cua sầu riêng bị đen (đen mầm hoa) làm cho mắt cua không phát triển thành bông, nếu không xử lý nhanh thì mắt cua sẽ bị đen, khô và rụng. Đây là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều bà con làm sầu riêng khi làm mùa nghịch vụ. Vậy làm cách nào để sầu riêng ra bông, không bị đen mắt cua trong quá trình làm bông thì mời quý bà con cùng khám phá ngay bí kíp trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao sầu riêng không ra bông?

“Đôi khi sầu riêng thành nỗi sầu chung” là những câu nói của nhiều nhà vườn khi đứng trước hoàn cảnh sầu không ra bông, không đậu trái. Từ nỗi sầu riêng trở thành sầu chung của biết bao nhà vườn khi ngày đêm nơm nớp không biết mùa vụ năm nay cây có chịu cho bông cho trái hay không.

Vậy bà con có biết những lí do khiến vườn sầu riêng nhà mình mãi không ra bông là do các nguyên nhân sau đây: điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, cây bị suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, nấm bệnh, dàn lá quang hợp yếu, tạo mầm không mạnh, không ra đều cành đặc biệt biệt cành lớn kỹ thuật canh tác không đúng đặc biệt là khi xử lý làm bông nghịch vụ khiến cây mất sức không kịp ra bông cho vụ sau,…

Để cây sầu riêng ra bông và ra bông đều, nguyên tắc áp dụng là “Sung-Suy-Sung”. Trước khi làm bông, cây sầu riêng phải Sung, dàn lá phải khỏe. Để cây Sung cần nắm những đặc điểm sau của cây sầu riêng:

+ Điều kiện đất đai: đất trồng sầu riêng cần thoát nước tốt, không được nhiễm mặn, phải tơi xốp và giàu mùn. Độ pH phải đạt từ 5 – 6.

+ Điều kiện nhiệt độ: sầu riêng là loại cây ưa nóng ẩm. Cây phát triển tốt trong khoảng từ 24 – 30 độ C.

+ Điều kiện độ ẩm và lượng mưa: cây sầu riêng cần nhiều nước, lượng mưa phải phân bố đều và mùa khô không kéo dài quá 3 tháng.

+ Điều kiện ánh sáng: sầu riêng là loại ưa sáng, không trồng sầu riêng với mật độ dày vì cây sẽ khó hấp thu đủ ánh sáng khiến cây và tán lá không phát triển ảnh hưởng đến việc cây cho bông.

+ Cây bị suy kiệt, không đủ lá, thiếu dinh dưỡng sau khi cho trái: cây sau khi cho cơm dễ bị suy kiệt vì không còn chất dinh dưỡng.

+ Cây bị nấm bệnh: ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khiến cây chậm phát triển. Trong trường hợp cây bị bệnh nặng nhưng không theo dõi xử lý kịp thời có thể dẫn đến cây bị chết. Lưu ý bệnh cháy cổ lá sầu riêng. Xử lý nấm bệnh kĩ trước khi làm bông.

2. Những vấn đề thường gặp khi làm bông sầu riêng

+ Cây đang ra mầm nhưng bị tiết nghịch làm đen mắt cua. Cây không đủ sức ra bông lại.

+ Mô bị lòn nước, mô ẩm nên đọt không đi nhưng rễ chạy, rễ hút nước khiến không đủ khô hạn để ra bông. Ức chế duy trì thấp kéo dài cũng khiến cây không ra bông đều.

+ Cây muốn chuyển qua sinh trưởng, đi đọt hoặc đọt chưa đi nhưng đỉnh cây ngóc lên.

Để giúp sầu riêng ra hoa đều thì bà con cần phải nắm chắc, xử lý tốt những điều kiện tiên quyết trên bên cạnh đó cải tạo nguồn đất giàu dinh dưỡng để cây hồi phục và phát triển giúp bà con dễ dàng xử lý vườn sầu riêng làm bông không ra.

3. Cách để cho sầu riêng ra hoa đều

Nếu vườn sầu riêng của bà con làm hoa không ra thì ngoài vấn đề thổ nhưỡng, phân bón thì bà con cần tập trung vào xử lý kỹ thuật trong việc xử lý mầm hoa, kích thích sầu riêng ra hoa.

Điều tiết nước tạo khô hạn để bông ra đều tập trung: Không giống với một số loại cây ăn quả khác, để tạo điều kiện thuận lợi giúp sầu riêng ra bông thì đòi hỏi phải có thời gian cắt nước làm cho cây khô hạn để cây phân hoá mầm hoa. Nếu cây sầu riêng có hiện tượng héo mà chưa ra mầm thì tưới lại với lượng nước chỉ bằng 1/3 lúc bình thường, rồi tiếp tục siết nước tạo độ khô cho đất cho đến khi xuất hiện mầm hoa. Trung bình thời gian để cây khô hạn trung bình từ 10 -14 ngày, nếu để cây khô hạn quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sầu riêng cho bông ít hoặc ra bông rải rác.

Khi mắt cua bắt đầu chạy, lưu ý phải kéo mầm liên tục tránh tiết bất lợi làm mắt cua đen.

Biện pháp rửa bông, kéo bông khi mắt cua bắt đầu chạy rất quan trọng. Biện pháp này giúp cho mắt cua không bị cua khi tiết nghịch cũng như khi gặp mưa đêm. Tần suất phun rà cành định kì khoảng 5 ngày 1 lần. Tuy nhiên, nếu mưa đêm hay mưa dầm tần suất phun nên 3 ngày. Sầu riêng là cây cảm tiết, nên rất dễ buông mắt cua, khiến mắt cua đen. Do đó khi mắt cua chạy, phải kéo mắt cua thành bông càng nhanh càng tốt.

Ngoài ra, luôn khiến cây sầu riêng chuyển mình để tập trung đi bông và tránh đi bông lá bằng cách phun phủ ngoài lá (giống như phun rầy) để làm đọt đỉnh cúp xuống, mũi giáo già đi để cây sầu riêng chuyển mình ra bông liên tục.

Sau khi mầm hoa sầu riêng (mắt cua) ra khoảng 2-3 cm, bà con tiến hành tưới nước trở lại và phun thuốc kích tạo mầm hoa và ra hoa đồng loạt. Lưu ý lượng tưới nước tăng nhẹ từ từ tránh gây sốc cây. Tưới ẩm nhẹ đến khi ra bông đều hẳn mới tăng nước lên.

Bà con có thể sử dụng thêm bộ dưỡng hoa để tăng tỷ lệ đậu, hạn chế các vấn đề như bông hỏng hay dễ rụng: Bộ dưỡng hoa Kinh Bắc

Vừa rồi chúng tôi đã gửi đến quý bà con nông dân bí kíp xử lý vườn sầu riêng làm bông không ra, vườn sầu riêng không ra hoa. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bà con phần nào nắm rõ hơn về cách xử lý vườn sầu riêng không ra bông một cách hiệu quả.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *