Bón thúc cho cây ăn quả là công đoạn cực kì cần thiết, mỗi loại cây sẽ có đặc tính riêng biệt không giống nhau. Tuy nhiên bón thúc đều nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây ăn quả sinh trưởng và cho sản lượng tốt. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc và kỹ thuật bón thúc cho cây ăn quả phổ biến trong bài viết dưới đây.
Tuỳ theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lựa chọn phân vi sinh bón cho cây trồng thích hợp. Các bạn cần cung cấp đầy đủ đạm, lân và kali…
Kỹ thuật bón thúc cho cây non từ 1 – 2 năm tuổi
Nếu bà con chưa có điều kiện để tìm hiểu và lựa chọn được loại phân hữu cơ thay thế, chúng ta có thể tham khảo kỹ thuật bón thúc cho cây ăn quả dưới đây:
+ Phân đạm: Nên pha phân cùng với nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới 1 lần
+ Phân lân và kali: Nên bón một lần vào cuối mùa mưa.
+ Trong giai đoạn này nên bổ sung thêm phân bón lá để giúp cây nhanh phát triển và cho ra những tán tốt ở giai đoạn đầu, chú ý để nâng cao sự phát triển mạnh của rễ cây, có thể phun siêu lân.
Kỹ thuật bón thúc cho cây ăn quả trưởng thành
Chia làm 4 lần bón/năm
+ Lần 1: Bón vào giai đoạn trước khi cây ra hoa: tăng Lân cho cây giúp cây ra hoa sớm và đồng loạt, đều quả (trái)
+ Lần 2: Sau khi cây đậu qủa từ 6 – 8 tuần: Cần tăng lượng kali cho cây nhằm giúp cây cho năng suất và đạt được chất lượng cao hơn.
+ Lần 3: Trước khi cho thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón thêm lượng Kali
+ Lần 4: Sau khi đã thu hoạch trái xong cần bón thêm Lân.
Cách bón phân đúng kỹ thuật:
Căn cứ theo tán cây để bón, cần cuốc rãnh sâu từ 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm, cách gốc 0,5 – 1m (tuỳ tán cây); sau đó cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.
Khi cây giao tán nên tiến hành cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán và đảm bảo cách gốc khoảng 50cm. Tưới đẫm liếp trước, sau đó giải phân thẳng lên mặt liếp. Cần bón thêm phân hữu cơ hàng năm cho cây nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất, đồng thời giúp đất tơi xốp, và cây phát triển bộ rễ tốt.
Nên bón thêm phân chuồng ủ vi sinh hoai mục bởi chúng có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường và hạn chế được một só nấm bệnh có trong phân chưa hoai. Việc này cũng rất cần thiết khi cung cấp thêm vi lượng cho cây. Ngoài ra, bà con nên bón thêm phân bón lá khi cây ra lá non và khi trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗI lần bón cách nhau 10 – 15 ngày…
Xử lý ra hoa cho cây
Dùng biện pháp xiết nước để giúp kích thích ra hoa cho cây ăn quả có múi.
Công đoạn bón phân thúc và chăm sóc cây ăn quả là rất quan trọng, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt và cho hiệu quả năng suất vững – bền toàn diện thì công đoạn xử lý sau khi cây trổ bông, ra hoa là vô cùng quan trọng. Bà con cần chú ý:
– Sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành vô dụng (cành không có khả năng đơm hoa kết trái) và bón phân hỗ trợ để cây phục hồi sau mùa thu hoạch, kết hợp bón thêm phân cải tạo lại đất.
– Rút khô nước trong mương vườn và ngưng nước cho cây để tạo “sốc” cho cây.
– Thời gian ngừng cung cấp nước cho cây (xiết nước) kéo dài khoảng 3 tuần cho đến khi thấy lá hơi héo thì cho nước vào mương cách mặt đất 20 – 30 cam trong 12 giờ, sau đó rút bớt nước ra còn cách mặt liếp 50 – 60cm. Mục đích nhằm tránh thiệt hại, thương tổn cho rễ cây do mất sức.
– Sử dụng thêm bộ dưỡng hoa để kích thích số lượng hoa to, đều, nhiều hơn nhằm tăng năng suất cây trồng
Kỹ thuật bón thúc đầy đủ là hình thức thúc đẩy cây sinh trưởng tốt sớm ra nụ ra hoa. Bón phân đúng cách, phù hợp đó là cả một thành quả mà do quá trình bà con áp dụng và thực hiện.
Chúc bà con thành công!