Cà phê dây là giống cà phê mới có năng suất vượt trội, sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Khoảng cách trồng chanh dây không giống như khoảng cách trồng các giống cà phê khác do đặc điểm khác nhau. Vậy bà con nên trồng cà phê dây với khoảng cách như thế nào là hợp lý để cây cho năng suất tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Cà phê dây là giống cà phê gì? Ưu điểm của giống cà phê dây
Cà phê dây là một giống cà phê mới, được chọn tạo bởi gia đình ông bà Trần Thị Kim Mỹ – Trần Văn Cường ở Thuận An, Đắk Mil, thuộc tỉnh Đắk Nông, sau này được đăng ký tại Bộ Nông nghiệp Đắk Nông với tên gọi là cà phê dây Thuận An.
Giống cà phê này có khả năng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, phù hợp với hầu hết các vùng trồng cà phê ở nước ta.
Mặc dù ra đời muộn nhưng giống cà phê này có nhiều ưu điểm vượt trội nên được bà con đánh giá cao và lựa chọn để canh tác. Hiện nay, những địa phương trồng nhiều cà phê dây gồm: Gia Lai, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Phước, Đồng Nai…
Giống cà phê dây có những ưu điểm gì?
Giống cà phê dây mang trong mình rất nhiều ưu điểm vượt trội so với nhiều giống khác. Những ưu điểm này bao gồm:
+ Ít sâu bệnh: Giống cà phê dây có khả năng kháng được một số loại sâu bệnh hại cà phê thường gặp ở nước ta như bệnh gỉ sắt, bệnh nấm hồng… nên có thể giúp bà con tiết kiệm chi phí sản xuất và ít tốn công chăm sóc hơn.
+ Chịu hạn tốt: Giống cà phê dây có khả năng chịu hạn rất tốt nên có thể trồng được ở những vùng thường xuyên bị khô hạn.
+ Dễ thu hoạch: Chiều cao cây ở mức trung bình, tán rủ xuống để bảo vệ quả bên trong đỡ bị sâu hại, các chùm quả rất sai, dễ thu hoạch. Thời điểm quả chín và thu hoạch của giống cà phê này muộn hơn so với các giống khác nên việc thuê nhân công thu hái dễ dàng hơn.
+ Khoảng cách trồng dày: So với các giống cà phê khác thì khoảng cách trồng cà phê dây thường dày hơn. Cụ thể, giống này thường được trồng với khoảng cách 2,5mx2,5m. Với mật độ như vậy, khi được chăm sóc tốt, cây có thể cho năng suất tới 6 – 8 tấn nhân/ha.
+ Sinh trưởng khỏe mạnh: Cây có thể thích nghi và sinh trưởng tốt ở nhiều vùng có khí hậu khác nhau ở nước ta.
2. Đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê dây
Giống cà phê dây có một số đặc điểm sinh trưởng mà bà con cần chú ý gồm:
+ Vóc dáng: Chiều cao trung bình, cành rũ nhiều quả, tán rũ xuống giúp cho trái được “giấu” vào bên trong, tránh được côn trùng tấn công.
+ Hình dáng lá: Lá cây có mép gợn sóng, kích thước vừa phải, lá trưởng thành có màu xanh đậm và bóng.
+ Tán cây: Tán rủ xuống, nhiều quả nên có thể canh tác với mật độ dày.
+ Quả: Quả mọc theo chùm rất sai, kích thước trung bình, ít hạt lép, màu đỏ tươi khi chín.
+ Sinh trưởng: Sinh trưởng khỏe, chịu hạn tốt, lớn nhanh, ít sâu bệnh.
+ Tỷ lệ hạt trên sàng: 16: 100%
+ Tỷ lệ tươi – nhân: 3.9 – 4.1/1.
+ Năng suất trung bình: 6 – 8 tấn nhân/ha
+ Thời điểm thu hoạch: Tháng 12 – tháng 1.
3. Khoảng cách trồng cà phê dây bao nhiêu là hợp lý?
Căn cứ vào các đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê dây, khoảng cách trung bình lý tưởng giữa các cây cà phê dây là 2,5m x 2,5m hoặc 2,8mx2,8m. Với khoảng cách này, cây sẽ có đủ không gian để phát triển hệ rễ, sinh trưởng mạnh và tạo ra sản lượng quả tốt. Bà con cần linh động tùy thuộc vào điều kiện địa hình của từng vùng canh tác. Tuy nhiên cần lưu ý:
+ Khoảng cách quá sát nhau sẽ khiến cho cây không đủ không gian để sinh trưởng và phát triển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản lượng quả và chất lượng của cà phê.
+ Khoảng cách giữa các cây quá rộng sẽ làm cho diện tích trống trong vườn cây tăng lên, tác động đến chi phí cho việc bón phân và chăm sóc.
So với giống cà phê mít và cà phê vối thì mật độ trồng này dày hơn. Như vậy, bà con có thể tận dụng được nhiều diện tích và thu hoạch được sản lượng cao hơn.
Để xác định được khoảng cách trồng cà phê dây hợp lý nhất, ngoài yếu tố đặc điểm sinh trưởng của giống, bà con nên xem xét yếu tố giá cà phê hiện tại. Thông qua việc nắm bắt giá cà phê, bà con có thể đưa ra được quyết định kinh doanh và quản lý sản xuất phù hợp và hiệu quả.
Xem thêm: Nên Chọn Giống Sầu Riêng Nào? Ri6, Monthong Hay Musang King?
4. Mua giống cà phê dây ở đâu tốt nhất?
Để mua được giống cà phê dây, bà con có thể tìm đến các địa chỉ chuyên cung cấp giống cây trồng, các trại ươm giống cà phê. Tuy nhiên, để đảm bảo giống cà phê đạt chuẩn, bà con nên tìm đến những vườn ươm uy tín, có giấy phép kinh doanh, có địa chỉ rõ ràng.
Bà con không nên mua giống ở những nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ vì sẽ khó đảm bảo được chất lượng giống, khi trồng sẽ gặp nhiều rủi ro, đến khi cây trưởng thành mới phát hiện giống không chuẩn thì sẽ thiệt hại rất nhiều về kinh tế.
Ngoài ra, khi chọn cây giống, bà con nên chọn cây giống khỏe mạnh, tránh cây có vết thương, sâu bệnh hoặc lá và rễ yếu.
5. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng và chăm sóc cà phê dây
Để đảm bảo cây cà phê dây cho năng suất tốt nhất, trong quá trình trồng và chăm sóc, bà con cần chú ý khâu phòng trừ sâu bệnh. Mặc dù khả năng kháng sâu bệnh của giống cà phê này khá tốt, nhưng cây cũng không thể tránh khỏi tất cả các loại sâu bệnh hại.
Bà con cần thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: bón phân cân đối và hợp lý, tưới tiêu đầy đủ, tỉa cành hợp lý… Ngoài ra, bà con cần kiểm tra vườn thường xuyên, nếu phát hiện sâu bệnh thì cần tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời.
Trong trường hợp sâu hại tấn công mạnh bà con nên sử dụng thuốc BVTV, ưu tiên dạng sinh học an toàn cho môi trường và vật nuôi như: Bestkill
Trên đây là thông tin giải đáp “khoảng cách trồng cà phê dây như thế nào là tốt nhất” và một số thông tin cần biết về giống cà phê này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích để canh tác cà phê hiệu quả.
Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!