1. Mắc cua ra không đồng đều
Những mắc cua ra trước nhiều dinh dưỡng nên chiếm ưu thế hơn so với những mắc cua ra sau ít dinh dưỡng nên dễ bị khô đen.
**Hướng khắc phục:
Lặt bỏ hết các mắc cua ra trước không đủ số lượng vì các mắc cua ra trước sẽ mọc ở đầu cành (nơi có nhiều dinh dưỡng) => vị trí không thuận lợi để mang quả vì dễ làm gãy cành và dinh dưỡng phân tán không đều giữa ngoài cành và bên trong cành, các mắc cua ở vị trí giữa cành chậm phát triển hơn nên dễ bị đen và sẽ trở về trạng thái ngủ.
2. Nước tưới chưa hợp lý
Khi mắc cua bắt đầu nhú mà chưa sáng rõ, bà con đã vội tưới nước trở lại cho cây sầu riêng hay gặp thời tiết bất lợi như mưa => điều này cũng khiến cho mắc cua bị khô đen. Vườn càng bị suy thì khi thời tiết xấu, mắc cua càng bị khô đen nhiều.
Một nguyên nhân khác ít được bà con chú ý đó là do màng phủ chưa kín (có thể là do bạt củ, bị vật nuôi dẫm đạp) dẫn đến nước len vào mô đất khi mắc cua chưa sáng rõ.
**Hướng khắc phục:
Cần chọn thời gian dỡ bạt hợp lý tránh tình trạng gặp mưa sẽ dễ làm cây sốc nước. Nếu sau khi dỡ bạt gặp mưa bà con có thể phun Antracol để rửa sơ qua mắc cua sau đó tiến hành phun thêm 1 cử KNO3 liều nhẹ (0.5kg) giúp mầm hoa tránh rơi vào trạng thái miên trạng.
Nhấp nước từ từ sau khi dỡ bạt, khi mắc cua sáng rõ tầm (2 cm) mới cho tăng dần lượng nước tưới.
Thường xuyên kiểm tra trong quá trình đậy bạt, sau khi dỡ bạt bà con không nên cuốn và cất bạt hoàn toàn, có thể xếp gọn và để gần đó phòng những cơn mưa bất chợt.
3. Nấm bệnh
Vấn đề thời tiết cũng tạo điều kiện khiến mắc cua bị đen không phát triển được. Bệnh thán thư là nhân tố gây hại chính cho mắc cua trong thời gian này.
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra, phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Khi trong vườn có tồn dư mầm bệnh, bào tử nấm gây bệnh thán thư sẽ được truyền theo gió, nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.
Những mắc cua bị nhiễm nấm ban đầu sẽ có những mảng đen nhỏ li ti khó phát hiện sau đó lan dần gây đen mắc cua.
**Hướng khắc phục
Sau khi phun Paclo sau 2-3 ngày bà con nên tiến hành dọn dẹp các cành/chèo bơi giúp cây thông thoáng hơn ánh sáng dễ xuyên vào giúp hạn chế ẩm độ cao tại vị trí mang mắc cua. Chủ động phòng ngừa nấm cho cây.
Xem thêm: Những Nguyên Nhân Cháy Lá Trong Giai Đoạn Nuôi Bông Sầu Riêng
4. Tác dụng phụ của các chất hóa học
Trong quá trình phun dưỡng kéo mắc cua và phòng trừ sâu rầy bà con sử dụng các sản phẩm hóa học với liều lượng không thích hợp gây nóng cây dẫn đến đen mắc cua.
**Hướng khắc phục
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm phân thuốc lành tính để dưỡng và kéo mắc cua đối với cây trồng trong giai đoạn mắc cua đang mẫm cảm nhất.
5. Cây đi đọt trong thời điểm mắc cua chưa sáng rõ
Nguyên nhân có thể do dàn cây quá lực nên khi mới nhấp nước cây đã có hiện tượng đi đọt gây nên cạnh tranh giữa sinh trưởng và sinh sản. Trong khi đó cây sẽ ưu tiên sinh trưởng nên các mắc cua sẽ rơi vào trạng thái ngủ và tình trạng này kéo dài sẽ gây ra đen mắc cua.
**Hướng khắc phục
Trong thân cành: sử dụng các sản phẩm chứa lân và kali cao kích thích mắc cua sáng rõ.
Ngoài tán lá: Sử dụng các dạng phân bón lá có hàm lượng Lân cao để chặn đọt (nếu có điều kiện có thể kết hợp với các loại có hàm lượng Kali cao) để phun như: NPK 10-60-10, NPK 10-55-10, NPK 8-55-8, NPK 7-5-44,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bà con, hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo.
Chúc quý bà con vụ mùa bội thu!