1. BÓN PHÂN
+ Nguyên tắc chung là bón vừa đủ, nhiều lần trong năm. Vì vậy, phải căn cứ vào kết quả phân tích đất hoặc lá cây.
+ Bón đầu tháng 1: Bón trước khi ra hoa, để tăng khả năng ra hoa, đậu quả.
+ Bón giữa tháng 3: Cây ra nhiều hoa tiêu hao nhiều chất trong đất, cần bón bổ sung nhưng từng ít một tránh tình trạng sốc phân gây rụng trái non.
+ Bón cuối tháng 4: Giúp cành khỏe và cho quả non trưởng thành.
+ Đến giữa tháng 6: Bón để giảm lượng quá rụng.
+ Bón phân đầu tháng 10: Bón sau khi thu hoạch, để cây kịp phục hồi.
Cách bón:
Đào rãnh xung quanh gốc cây ở vị trí hình chiếu của mép tán cây, chiều rộng của rãnh khoảng 20 – 30 cm, chiều sâu của rãnh khoảng 20 – 30 cm, cho phân xuống rãnh, lấp đất kín phân.
Lượng phân bón:
+ Thời kỳ cây 1 – 3 tuổi, bón phân nên chia nhiều lần trong năm. Số lượng nên bón (0.2kg/cây x tuổi cây) /số lần bón.
Ví dụ cây 2 tuổi bón (0.2kg/cây x 2 = 0,4kg/cây), chia 4 lân mỗi lần bón 100g/cây.
+ Thời kỳ tuổi 4 trở đi: bón phân vẫn nên chia nhiều lần bón trong năm,trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 5. Kali bây giờ cũng cần nhiều như đạm và lân, nên bón tăng đạm 30%, Kali tăng 20%, Ca tăng 10%, Magiê tăng 25%. Lượng phân giai đoạn này tăng lên 0,5kg/cây x tuổi cây.
+ Hệ thống tưới nước, bón phân nhỏ giọt là phương pháp tốt nhất khi bón lượng nhỏ mỗi lần.
+ Phân trâu bò phải được ủ hoai trước khi bón ít nhất ba tháng.
+ Thời gian thích hợp nhất cho việc bón phân là tùy thuộc ở kết quả phân tích đất và lá cây, Thông thường bón phân đạm chia ra nhiều lần trong năm.
+ Nếu sử dụng loại phân phân hủy chậm, bón cách gốc cây 20cm để tránh làm hại thân cây và rẽ cây. Rải đều phân quanh vành tán cây 30cm. Tưới nước sau mỗi lần bón phân. Đối với những cây chậm phát triển, nên sử dụng một ít phân gia cầm và phân hỗn hợp.
2. TƯỚI NƯỚC CHO CÂY
+ Trong thời gian ba năm đầu có thể tưới bất cứ khi nào nếu thấy cây khô hạn.
+ Từ năm thứ tư trở đi, thì nên hạn chế tưới nước trước lúc ra hoa.
+ Giai đoạn cây ra hoa, đậu quả và tích lũy dầu phải tưới đầy đủ nước.
Trong điều kiện thời tiết hanh khô: Từ năm thứ nhất khoảng 40lít/
cây/tuần; Từ năm 2 – 4 khoảng 150lít/cây/tuần; Cây trưởng thành cần có 350 lít nước/tuần.
+ Sử dụng hệ thống kiểm tra độ ẩm của đất.
+ Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là tốt nhất, có thể cung cấp phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
>>>Xem thêm: Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Mắc Ca Giai Đoạn Kiến Thiến Theo Tiêu Chuẩn VietGap
3. TỈA CÀNH, TẠO TÁN
+ Lần 1: Sau khi trồng, cây có độ cao từ 1- 1,2m cần bấm ngọn để tạo tán.
+ Lần 2: Khi các chồi lần 1 cao khoảng: 0.5 m, ở lần hai mỗi cây chỉ để lại 3 cành.
+ Lần 3: Khi các chổi lần 2 cao khoảng mỗi cành lần 2 để lại 3 cành.Thời gian tạo tán thực hiện ở năm 1 và 2.
+ Sau lần tạo tán lần 3 để cây phát triển bình thường, khi cây vào thời kỳ kinh doanh, cắt tỉa những cành sát mặt đất dưới 60cm (ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày), cắt những cành bị sâu bệnh hại, những cành lệch tán, những cành mọc chồng chéo, đan xen nhau, Nếu tán cây không quá dày, không nên cắt tỉa những cành nhỏ bên trong tán.
4. QUẢN LÝ CỎ DẠI
+ Định kỳ chăm sóc cho cây như phát dọn thực bì, xới vun gốc, trừ cỏ dại quanh gốc cây bán kính 0,5 m.
+ Phủ cỏ khô, rơm khô hoặc phân vỏ hạt vào gốc cây để giảm nước bốc hơi.
+ Tránh dùng các loại chất diệt cỏ hóa học, nếu lượng cỏ lớn có thể tham khảo một số dòng sinh học như: diệt cỏ Thiên Lôi, diệt cỏ Phượng Hoàng Lửa,…
+ Sơn hoặc bọc nùi rơm đoạn thân gốc cây để tránh sương giá.
+ Không trồng xen cây nông nghiệp trong bán kính 1m dưới đường chiếu vành tán cây.
5. HẠN CHẾ QUÁ NON RỤNG SỚM
Nguyên nhân chính gây rụng hoa, rụng quả ở cây Mắc ca chủ yếu là vấn đề dinh dưỡng và điều kiện thời tiết.
+ Dinh dưỡng: Chủ yếu ở giai đoạn ra hoa đậu quả (tháng 2 – 4) và giai đoạn vào cuối tháng 6, tháng 7 khi cây bắt đầu ra nhiều lộc, quả bước vào thời kỳ tích lũy nhanh về dầu.
+ Điều kiện thời tiết: Khi môi trường nhiệt độ tăng cao tới 30 – 35°C. Độ ẩm không khí cao và cây thiếu nước trong thời kỳ ra hoa đậu quả.
=> Vì vậy, để hạn chế quả non rụng sớm cân phải bón phân tưới nước đây đủ và kịp thời.
Trên đây là những kỹ thuật chăm sóc và quản lý vườn mắc ca mà Kinh Bắc muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích đến bà con.
Chúc bà con thành công!