Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Bưởi Giai Đoạn Trái Non

Sau thời gian làm hoa, cây bắt đầu đậu trái. Giai đoạn này trái non rất dễ rụng. Bởi một số nguyên nhân như rụng trái sinh lí, thiếu hoặc mất cân đối dinh dưỡng, côn trùng gây hại hoặc do thời tiết bất lợi. Dưới đây Kinh Bắc sẽ nêu ra 4 điều bà con cần làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non.

1. Cắt tỉa trái non giảm rụng trái sinh lí

Việc đầu tiên cần phải tiến hành làm khi chăm sóc bưởi giai đoạn trái non là cắt tỉa trái. Tỉa những trái nhỏ, trái ở chùm dày, quả méo mó, sần sùi, trái mọc không đúng vị trí để giúp cây tập trung nuôi dưỡng những quả chất lượng.

Tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng của cây mà lựa chọn số lượng trái tốt được giữ lại để chăm sóc.

2. Bổ sung và cân đối dinh dưỡng cho bưởi giai đoạn trái non

Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non giống như chăm sóc phụ nữ đang mang thai. Cần chăm sóc kĩ lưỡng về cả cơ thể lẫn tinh thần.

a. Bổ sung Amino Acid cho cây

Giai đoạn cây mang trái rất dễ bị “stress” khiến quá trình sản xuất Amino acid bị chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết, bắt buộc cây bưởi phải tự thuỷ phân protein hiện có. Giống như việc tự ăn thịt chính mình và làm cây bị suy yếu. Vì vậy việc bổ sung Amino acid giai đoạn này là cần thiết giúp giảm stress cho cây bưởi.

Ngoài ra, Amino Acid còn hết sức quan trọng trong quá trình sản sinh hạt phấn, khả năng nảy mầm của hạt phấn. Tăng khả năng thụ phấn cũng như chất lượng và hương vị của trái cây.

b. Bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng

Thời điểm cây ra hoa cây đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn dinh dưỡng để làm hoa. Đến lúc đậu trái, nguồn dinh dưỡng đã cạn kiệt vì thế cần bổ sung để cây có đủ sức khoẻ nuôi trái.

Đối với dinh dưỡng đa lượng (NPK)

Chăm sóc bưởi giai đoạn trái non nên bón loại phân có hàm lượng đạm vừa đủ và lân thấp trong 3 tháng đầu nuôi trái. Nhằm hạn chế hiện tượng trái to, vỏ dày cũng như hiện tượng bung đọt làm khô múi, rụng trái non..

Sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai, phân ủ từ đạm cá, đậu tương, chuối, ốc,.. để bón cho cây. Với lượng bón 50 gram trên một gốc, bón mỗi tuần 1 lần. Có thể hoà với nước sạch để tưới, hoặc rải đều lên bề mặt theo hình chiếu của tán. Bón cách gốc 40cm.

Đối với dinh dưỡng trung, vi lượng

Có thể sử dụng ở dạng bón gốc hoặc phun qua lá vơi liều lượng 30-50gram/ 1 gốc. Có tác dụng tăng phẩm chất, hương vị trái để trái bóng đẹp, tròn đều, ngọt thơm, mỏng vỏ và mọng nước.

Ngoài ra còn giúp tăng độ kết dính cuống quả, hạn chế rụng quả non. Kích thích quả nhanh lớn, chống nứt trái, méo trái.

Lưu ý: Cần cung cấp đầy đủ và cân đối tất cả các dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Tránh hiện tượng nứt trái, méo trái, vỏ dày, sần sùi, sồ vỏ, khô đầu múi, trái không đều, vị nhạt, tép khô…

>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Xử Lý Bưởi Da Xanh Vừa Ra Hoa Vừa Ra Đọt Non

3. Tưới nước

Bà con cần cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới cho cây giai đoạn cây mang trái. Mùa nắng cần thường xuyên tưới nước cho bưởi, đảm bảo nước cũng như độ ẩm cho cây. Có thể để cỏ, sử dụng vật liệu che phủ để giữ nước, giữ ẩm cho cây. . Mùa mưa cần tiêu nước tránh tình trạng ngập úng khiến trái rụng, nấm bệnh và có thể dẫn đến chết cây.

4. Phòng trừ nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái ở bưởi giai đoạn trái non

Giai đoạn này trái non thu hút rất nhiều loài côn trùng gây hại. Nguy hiểm nhất là nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái. Chúng tấn công làm cho mẫu mã trái sau này xấu xí, mất giá trị thương phẩm. Nếu bị nặng có thể khiến cho trái bị rụng.

Để phòng trừ bà con phun định kỳ chế phẩm trừ sâu sinh học Bestkill, Bkill,…

Cả 4 công việc này đều cực kì quan trọng trong giai đoạn chăm sóc bưởi giai đoạn trái non. Bà con cần tiến hành tổng hợp cả ba để đạt năng suất cao.

Chúc bà con một vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *