Mỗi loại cây đều có đặc điểm chăm sóc khác nhau nhưng hầu hết đều rất cần được sóc sau khi thu hoạch. Việc chăm sóc cây mít sau thu hoạch chính là cách để bạn giúp cho mùa vụ sau có được năng suất vượt trội nhất. Các thông tin sau đây của Kinh Bắc sẽ giúp bạn định hướng được cách chăm sóc cây hiệu quả.
1. Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch mít
Tỉa cành chính là một trong những giải pháp kỹ thuật chăm sóc cây mít sau thu hoạch không thể thiếu nếu muốn tăng năng suất và sản lượng cho mùa vụ sau. Bạn có thể giúp vườn cây tăng độ thông thoáng để tiến hành quang hợp hiệu quả.
Đối với cắt tỉa vườn mít thì bạn cần phải cắt ngắn cuống sau chùm quả mới thu hoạch, đồng thời tiến hành sửa tán cho cây. Bạn nên thực hiện cắt bỏ hết cành nhỏ, cành bị che khuất, sâu bệnh để kích thích ra chồi mới và thuận tiện chăm sóc cây mít sau thu hoạch.
Nếu bạn thu hoạch mít vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần tưới nước thì chồi và đọt non dễ dàng phát triển hơn. Quá trình chăm sóc cây mít sau thu hoạch vào thời điểm này cũng trở nên dễ dàng hơn.
2. Đảm bảo dinh dưỡng để chăm sóc cây mít sau thu hoạch
Khi đã nuôi trái thời gian dài thì cây gần như kiệt quệ dinh dưỡng nên sau khi thu hoạch bạn cần phục hồi cây bằng cách bón phân đầy đủ. Ngoài ra đối với những cây bị già đi, thương tổn thì bạn cần bổ sung phân bón để tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới.
Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả cũng như mang lại sự an toàn cho cây trồng.
Bạn nên chuẩn bị trước lúc bón là cuốc lật đất lên, sau đó rải đều rồi xới đất lại để vùi phân vào đất. Tác dụng chính của thao tác này là làm cho đất thoáng khí và hỗ trợ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy phân. Nhờ vào phân bón mà các thao tác chăm sóc cây mít sau thu hoạch hiệu quả hơn.
3. Phòng ngừa các loại sâu bệnh hại
Sau khi bạn đã cắt tỉa cành cây, vệ sinh vườn sạch sẽ và bón phân hữu cơ thì phải quan tâm. Đáng chú ý nhất là một số loại sâu bệnh hại sau đây mà bạn không nên chủ quan:
– Rầy mềm hại cây mít
Khi bị rầy mềm gây hại thì lá non sẽ bị cong và biến dạng, có những vết thâm đen do sâu hại chích hút. Nếu có quả non cũng sẽ bị chín sớm không đạt chất lượng mà thị trường yêu cầu.
Lá phủ kín muội đen do nấm đen phát triển thông qua chất thải của rầy mềm nên cây bị giảm đi khả năng quang hợp. Ngoài ra, dịch đường do rầy tiết ra còn giúp cho nấm bồ hóng phát triển và gây hại cây trồng.
Bạn có thể sử dụng những sản phẩm để tiêu diệt rầy mềm và ngăn chặn chúng gây hại tiếp tục trên cây.
– Rệp sáp trên cây mít
Rệp sáp thường sẽ ẩn nấp ở những khe hở tạo nên các ổ trứng nhỏ nên giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Dù là giai đoạn ấu trùng và thành trùng thì chúng đều có khả năng chích hút phần non của cây, điển hình lá non, trái non, đọt non. Trong một số trường hợp rệp sáp cũng có thể gây hại trên trái già tại phần tiếp xúc giữa lá với trái hoặc các trái với nhau.
Trường hợp rệp sáp chích hút đọt non làm lá non nhăn nheo và biến dạng, mất gai trái. Bạn nên sử dụng các sản phẩm phân thuốc đặc trị để tiêu diệt triệt để rệp sáp triệt để.
– Bệnh vàng lá thối rễ
Hầu hết trên một số cây mít thì chỉ một vài nhánh có lá bị vàng và khi quan sát sẽ thấy rễ bị đen, thối, nếu nhổ lên thì vỏ rễ bị tuột ra. Bạn cần phải dành thời gian quan sát cây trồng để phát hiện và áp dụng các loại thuốc đặc trị riêng biệt.
Với những thông tin bên trên thì bạn có thể cập nhật chi tiết các kỹ thuật chăm sóc cây mít sau thu hoạch.
Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!