Để đạt hiệu quả cao trong quá trình canh tác sầu riêng, ngoài việc áp dụng kỹ thuật xử lý để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái sai, thì vấn đề chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa. Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý để giúp đậu trái, bà con cùng Kinh Bắc tìm hiểu nhé.
1. PHÂN BÓN VÀ DINH DƯỠNG
– Giai đoạn 1 (búp 20 ngày): Bà con chọn công thức NPK 3 số để dinh dưỡng cân bằng (15-15-15, 16-16-16, 17-17-17). Ở giai đoạn này bà con cần tỉa bông và phun thuốc phòng trừ bệnh cho cây. Bổ sung amino acid và vi lượng qua lá giúp lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đây là cơi đọt quan trọng để nuôi trái. Bà con có thể dùng phân bón lá để bổ sung trung, vi lượng cho cây ở thời điểm này.
– Giai đoạn 2 (trước xổ nhụy 15 ngày: Búp 40-45 ngày): Bà con có thể chọn công thức NPK chứa kali cao để chặn đọt (15-5-25, 15-5-20, 12-11-18, 16-9-20). Bổ sung amino acid và vi lượng qua lá giúp lá xanh dày khỏe, tăng khả năng quang hợp. Đây là cơi đọt quan trọng để nuôi trái. Bà con có thể bổ sung Canxi và Bo.
– Giai đoạn 3 (sau xổ nhụy 15 ngày): Bà con tiếp tục chọn công thức kali cao để chặn đọt (15-5-25, 15-5-20, 12-11-18, 16-9-20) + kết hợp hữu cơ (1-2kg). Để hạn chế rụng trái non ở giai đoạn này bà con phun GA3 5-10ppm (1g nguyên chất/100-200l nước) + kết hợp phân bón lá 1:2:1 (15-30-15) 2 lần cách nhau 10-15 ngày.
– Giai đoạn 4 (trái 30 ngày): Bà con có thể chọn công thức NPK 3 số bằng nhau để cây hấp thu dinh dưỡng cân bằng cho trái và lá. Có thể bón 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày.
– Giai đoạn 5 (trái 50 ngày): Bà con chọn công thức NPK tùy theo tình hình thực tế của vườn: sức khỏe cây, số trái/cây, cơi đọt (20-10-10, 20-20-15, 15-15-15, 15-5-20). Nếu khả năng đi đọt cao bà con sử dụng phân có hàm lượng kali cao. Riêng giống Ri6, bà con có thể phun Ca(NO3)2 để khắc phục hiện tượng cháy mũi trên giống Ri6 + Bổ sung amino acid để giúp trái phát triển đồng đều.
– Giai đoạn 6 (trái 70 ngày): Bà con chọn công thức NPK chứa hàm lượng kali cao: 15-5-20, 15-5-25, 12-11-18, 16-9-20,… + phun MgSO4 nồng độ 0,2% để hạn chế sượng cơm.
2. KHẮC PHỤC SƯỢNG TRÁI
– Trong suốt thời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào, có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng, ảnh hưởng chất lượng và giá bán. Nguyên nhân sượng trái sầu riêng chủ yếu là do trong thời kỳ cây nuôi trái nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng có trường hợp cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối thiếu Canxi và Magie, hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, năng suất kém.
– Khắc phục: Yêu cầu đầu tiên là phải chăm sóc cho cây khỏe mạnh. Kế tiếp là trong giai đoạn cây mang trái phải bón phân, tưới nước đầy đủ, đồng thời phòng trừ sâu bệnh hại tốt.
+ Hiện tượng trái sầu riêng bị sượng thường xảy ra vào khoảng 12 tuần sau khi đậu trái. Vì vậy, khi cây đậu trái được 20 ngày cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Không nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng, mà chỉ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa canxi và magiê. Nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều.
+ Hạn chế sự ra đọt non trong giai đoạn phát triển trái bằng cách phun phân MKP (0-52-34) với liều lượng 50 – 100 g/10 lít nước hoặc Nitrat Kali (KNO3) với liều lượng 150 g/10 lít nước, phun đều lên hai mặt lá, 7 – 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 – 12 tuần sau khi đậu trái.
+ Phân bón gốc: Cây sầu riêng cần nhiều kali, và các chất trung vi lượng, đặc biệt là giai đoạn trái trưởng thành và chín. Bón đủ kali và trung, vi lượng sẽ làm cho cơm có màu vàng đậm, vị ngọt hơn. Bà con nên sử dụng phân chuyên dùng cho cây ăn trái với thành phần kali trong phân bón là kali sunfat.
+ Phân bón lá: Bà con có thể bổ sung phân bón ể cung cấp thêm trung, vi lượng cho cây giúp cây nuôi trái lớn khỏe, bóng đẹp đồng thời giúp già hóa đọt nhanh tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt và trái. Giai đoạn này cũng cần nên phun phân bón qua lá có chứa Bo ở thời kì 15 – 20 ngày sau khi đậu trái, có thể dùng phân bón lá để hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo.
>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Rụng Bông, Trái Non Sầu Riêng
3. GIẢM RỤNG TRÁI
– Rụng trái non sinh lý, rụng do cây thiếu dinh dưỡng, do thời tiết bất lợi như mưa nhiều, nắng to,… Để hạn chế hiện tượng rụng trái non thì việc chăm sóc đúng kỹ thuật và kịp thời sẽ giúp cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời sẽ khắc phục được hiện tượng rụng trái non đang xảy ra rất nhiều trong giai đạon hiện nay.
– Khắc phục:
+ Tỉa quả: Bà con cần phải tỉa bớt quả nhằm tạo cho quả đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng quả. Lần 1: Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm). Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm). Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).
+ Phun phân bón qua lá để dưỡng quả: Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20+TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả. Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10g/lít nước, 2kg/phuy) hoặc KNO3 (200-300g/bình 16 lít) định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triển để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả non gây rụng quả non.
4. QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI
– Giai đoạn này cây dễ mắc các bệnh do nấm Phytopthora gây hại thân, quả giảm thiệt hại về năng suất sầu riêng thì biện pháp phòng bệnh Phytopthora cho cây sầu riêng giai đoạn này là rất cần thiết. Bà con dùng phân thuốc phun phòng trị nấm Bkill 4 đợt cho cây cụ thể là:
+ Lần 1: Sau thu hoạch
+ Lần 2: Khi cây chuẩn bị làm bông
+ Lần 3: 60 ngày sau khi xả nhụy.
+ Lần 4: 100 ngày sau khi xả nhụy.
+ Cách phun: phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán.
– Đối với các bệnh như nhện đỏ, rầy xanh, rầy phấn trắng, đây là đối tượng gây hại mạnh cây sầu riêng vào giai đoạn mùa khô và chúng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá, đặc biệt là các lá bánh tẻ. Vết chích lúc đầu chỉ là những đốm nhỏ màu xám trắng, nhiều vết chích liên kết lại tạo ra những khoang, những đốm lớn mất màu ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá, bị hại nặng lá có thể bị khô và rụng. Bà con sử dụng các loại phân thuốc sinh học như Bestkill để xử lý bệnh và tiêu diệt dứt điểm mầm bệnh, phá hủy môi trường sống của các loài sâu bệnh hại.
+ Phòng bệnh định kỳ khi mỗi đợt lá mới hình thành.
+ Trị bệnh: Bà con phun định kỳ 5-10 ngày/lần, phun ướt đều cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Bà con phun khoảng 2 lần cây sẽ khỏi bệnh, có thể kết hợp với phân bón để giúp bộ lá phát triển tốt hơn.
Trên đây là sơ lược các vấn đề cơ bản để chăm sóc sầu riêng giai đoạn mang trái, bà con có thể tham khảo và áp dụng cho vườn mình. Tuy nhiên, tùy vào mùa vụ và vùng miền khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau, nếu gặp thêm các vấn đề khác bà con có thể để lại bình luận bên dưới để cùng nhau giải đáp giúp quy trình hoàn thiện hơn.
Chúc bà con áp dụng thành công và có vụ mùa bội thu!