Bạn đã từng được thưởng thức qua các loại nho như nho Ninh Thuận, nho thân gỗ, nho đỏ, nho rừng, nho không hạt. Đây là loại nho có xuất xứ từ nước ngoài được du nhập về Việt Nam. Cây nho ngón tay có vị ngọt và thơm hợp với khẩu vị của người Việt. Chính vì vậy mà người dân Việt Nam quyết định đem giống cây này về trồng. Chắc chắn bạn sẽ ấn tượng từ lần đầu trông thấy chúng. Vậy kĩ thuật trồng nho ngón tay ở Việt Nam như thế nào, bà con cùng Kinh Bắc theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Cây nho ngón tay cây ăn quả mới
Bạn sẽ bị loại nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng. Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay người cùng hương vị thơm ngon khiến nho ngón tay trở thành cơn sốt khi mới xuất hiện tại Việt Nam.
Nho ngón tay hay có tên gọi là nho phù thủy. Đây là loại nho có xuất xứ từ vùng Bakersfield bang California của Mỹ. Loại quả đặc trưng và chỉ mới xuất hiện ở một vài nước trong đó có Việt Nam thời gian gần đây.
Đúng như tên gọi, nho ngón tay có màu tím thẫm mọc thành từng chùm một. Mỗi quả có hình dáng thuôn dài như hình những ngón tay khá lạ mắt. Khi chín nho có màu tím đỏ và lớp vỏ căng bóng tự nhiên. Khi khám phá bên trong bạn sẽ nhận thấy loại nho này dường như không có hạt. Cùi dày mọng nước khi ăn có vụ ngọt sắc và hương thơm khá dễ chịu.
Nho ngón tay ngon ngọt và rất ấn tượng
Do ngoại hình độc đáo và hương vị thơm ngon ấn tượng mà nho ngón tay được giới sành ăn cực ki ưa thích. Không chỉ để ăn chơi mà nho ngón tay còn trở thành nguyên liệu sử dụng trong các món ăn ở nhà hàng.
Kĩ thuật trồng nho ngón tay chuẩn chú ý 3 yếu tố quan trọng nhất đó là : Giống chuẩn – Chuẩn bị đất tốt – Chăm sóc thường xuyên
>>>Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nho Sai Quả
2. Chọn loại giống nho ngón tay chuẩn:
Nho ngón tay là loại cây mới, có giá trị kinh tế cao nên giá bán cây giống nho ngón tay thường đắt gắp nhiều lần các giống nho bản địa khác như: giống nho Ninh Thuận, giống nho hạ đen hoặc một vài cây giống nho khác.
Do đó một số vườn ươm đã lấy các loại giống nho khác để giả làm giống nho ngón tay bán cho bà con mua trồng.
Bởi vậy các bạn khi mua cây giống nên chọn các vườn ươm uy tín có thương hiệu lâu năm và đã được khẳng định chất lượng cây giống để đảm bảo an toán.
Cây giống nho ngón tay trồng tốt nhất là cây ghép hoặc dâm cành những cây to khỏe chiều cao từ 30cm trở lên và không có sâu bệnh hại.
Được ươm trong bầu đất có từ 2-4 lá mầm trở lên
3. Chuẩn bị đất trồng nho
- Loại đất thích hợp để trồng cây nho ngón tay là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5; đất cao, thoát nước tốt. không bị ngập úng khi mưa
- Có thể trồng trong thùng xốp hoặc chậu sâu lòng kích thước đường kính 80 cm trở lên, có đục lỗ thoát nước dưới đáy
- Đất trồng yêu cầu tơi nhiều mùn, có thể trộn thêm các phụ phẩm như mùn cưa, xơ dừa, xỉ than, trấu hun.
- Nên trộn đất cùng với các loại phân bón hữu cơ như phân bò khô với liều lượng từ 5-10 kg/ dm3 đất trồng.
- Ngoài ra cũng nên chuẩn bị thêm các chế phẩm kích thích rễ cây và tăng sinh trưởng cây trồng như bộ kích rễ Kinh Bắc.
Kỹ thuật trồng cây nho ngón tay
- Mật độ khoảng cách trồng cây nho ngó n tay hàng cách hàng 2,5m và mỗi cây cách nhau khoảng 2m là thích hợp cho cây phát triển.
- Trồng theo giàn thì mật độ từ 1-2 cây cho 15m2
- Chuẩn bị sẵn giàn leo cho cây nho ngón tay
- Đào hố trồng nho ngón tay cần phải có kích thước tối thiểu là 40x40x40cm. Tiến hành đào hố trước khi trồng cây nho khoảng 30 ngày.
- Đặt cây giống vào sao cho mặt bầu đất thấp hơn mặt hố 1 khoảng 3–5cm.
- Lấp đất vào thành ụ quanh gốc cây.
- Tưới đẫm nước cho cây ngay sau đó.
4. Kỹ thuật làm giàn cho nho ngón tay leo
Vì là giống cây leo nên khi trồng phải làm giàn khi cây nho cao 40cm-50cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.
Nên làm giàn lưới, bố trí mặt giàn để tạo khoảng trống. Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.
5. Cách chăm sóc cây nho ngón tay
Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng.
Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần.
Nên nhớ phải bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.
Khi trời nắng khoảng 1 tuần tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
Tuy nhiên nếu trường hợp trời mưa phải tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt nếu không cây sẽ bị ngập úng.
Tạo cành cấp 1.
Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30cm-50cm cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.
Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khỏe.
Tạo cành cấp 2
Tạo cành cấp 2 Khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm.
Việc làm này sẽ giúp cây phát triển nhanh và cho quả sai.
6. Thu hoạch nho ngón tay
Kỹ thuật trồng nho ngón tay phải sau 15-18 tháng gieo trồng mới có thể cho ra quả.
Tuy nhiên đây là giống cây lâu năm nên có thể cho quả nhiều năm.
7. Một vài công dụng của nho ngón tay
Nho ngón tay cung cấp nhiều chất chống oxi hóa rất tốt cho tim mạch, huyết áp cao.
Chúng cũng rất tốt cho mắt, não và trí nhớ. Ngoài ra, vỏ nho còn rất tốt cho sức khỏe như: tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, có tác dụng thải độc tố…
Hàm lượng resveratrol trong vỏ nho phong phú hơn trong thịt nho, đồng thời có tác dụng giảm máu nhiễm mỡ, chống tụ huyết, phòng chống xơ vữa động mạch và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Mong rằng những thông tin Kinh Bắc cung cấp sẽ giúp bạn hiểu về loại nho này và có thêm kinh nghiệm chăm sóc cây một cách tốt nhất.