Lưu Ý Khi Chăm Sóc Dàn Lá Sầu Riêng Giai Đoạn Xiết Nước

Dàn lá sầu riêng rất quan trọng trong giai đoạn làm bông vì vậy nhà vườn cần chuẩn bị ít nhất 2 cơi lá trước khi làm bông, ngoài ra trong giai đoạn phun tạo mầm và xiết nước sẽ có hiện tượng tự thải các lá già, lá bệnh do đó nhà vườn cần phải chăm sóc dàn lá cho thật tốt. Trong bài viết này, Kinh Bắc xin chia sẻ chi tiết hơn về 3 lưu ý khi chăm sóc dàn lá sầu riêng giai đoạn xiết nước, mời bà con cùng theo dõi nhé!

1. Giai đoạn xiết nước có cần bổ sung dinh dưỡng đa lượng qua lá cho cây?

Đối với giai đoạn này rất nhiều bà con khi mới làm sầu riêng đều có thắc mắc chung bởi vì khoảng thời gian xiết nước dài từ 25-40 ngày (tùy vào điều kiện thời tiết) cây không được bổ sung dinh dưỡng qua gốc như vậy có ảnh hưởng đến cây không?

Bởi vì sầu riêng đòi hỏi phải có sự khô hạn mới ra hoa nên hoa sầu riêng thường xuất hiện trong hoặc gần cuối mùa khô, khi sự sinh trưởng của chồi đã suy giảm. Như vậy, khi bà con bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là đạm vào giai đoạn này vô tình cây sẽ duy trì sự sinh trưởng của chồi do đó hiệu quả của việc tạo mầm hoa giảm đi rất nhiều. Ngược lại, bà con có thể bổ sung lân và kali qua lá để hạn chế sự hấp thu đạm và góp phần giúp các cơi lá lụa già hơn từ đó nâng cao quá trình tạo mầm hoa cho cây.

>>>Xem thêm: Tác Động Của Đi Đọt Đến Trái Sầu Riêng

2. Giai đoạn xiết nước có cần bổ sung dinh dưỡng vi lượng qua lá cho cây?

Các nguyên tố vi lượng là thành phần quan trọng của các enzym và hormon, nó tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định, đóng vai trò xúc tác như là enzym, coenzym. Cần bổ sung vào giai đoạn này giúp lá cây hấp thụ để tạo ra sự cân bằng của các chất điều hòa sinh trưởng và sự tương tác của chất điều hòa sinh trưởng với các chất đồng hóa dự trữ bên trong sẽ gây ra sự kích thích ra hoa.

Ngoài ra, thiếu các nguyên tố vi lượng như: Mangan, Kẽm, Magie, Sắt, Boron, … còn gây vàng lá, thiếu nặng dẫn tới tình trạng rụng lá.

Trong quá trình phòng trừ sâu rầy nhà vườn có thể phun kết hợp với Phân Bón Vi Lượng (không kết hợp với các dạng thuốc có tính kiềm tránh gây trình trạng kết tủa) để cung cấp các nguyên tố vi lượng tránh tình trạng vàng lá sầu riêng.

3. Giai đoạn xiết nước cần phòng trừ những tác nhân gây hại nào?

– Phòng trừ nhện đỏ

Trong giai đoạn mùa khô này các nhà vườn cần phòng trừ đối tượng gây hại chính là nhện đỏ, vì nhện đỏ thường gây hại ở các lá già làm biến đổi diệp lục tố dẫn đến vàng lá, khả năng quang hợp kém.

– Phòng trừ rầy xanh và rầy nhảy

Trong giai đoạn này nhiều nhà vườn chủ quan không phòng trừ rầy bởi một số nguyên nhân sai lầm như sau:

Dàn lá lúc này đã lụa già không phải là đối tượng gây hại chính của rầy xanh và rầy nhảy (đối tượng gây hại chính là các lá non lúc nhú mũi giáo), tuy nhiên trên thực tế trong một vườn không hoàn toàn 100% các cây đều có bộ lá già mà các sẽ có các cây cơi lá đi không đều vẫn còn tình trạng nhú mũi giáo, lá non do đó đây là nguồn ẩn nấp lưu trú tạm thời trong vườn khi giai đoạn bà con kéo đọt – kéo mắt cua sẽ phát tán rộng gây hại cây.

Rầy xanh và rầy nhảy gây hại bộ lá non lúc cây nhú mũi giáo – nhiều nhà vườn chọn phương pháp chặn đọt và hiển nhiên xem đây là một trong những cách chặn đọt hiệu quả nên không phòng trừ rầy định kì.

Do đó, công tác chăm sóc và dưỡng lại cơi lá sau thu hoạch rất khó khăn, ngoài ra trong trường hợp cây rụng lá do nhiều nguyên nhân trong quá trình nuôi trái nhà vườn sẽ không có khả năng kéo cơi dự phòng.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *