Bật Mí Cách Xử Lý Cây Vải Ra Quả Trên Thân

Cây vải vốn chỉ cho quả ngoài tán. Nhưng áp dụng kỹ thuật tác động thì cây có thể ra quả trên thân. Việc xử lý ra quả vải trong thân đã trở thành biện pháp mới nhằm tạo ra sản phẩm quả vải đáp ứng được nhu cầu của chất lượng quả vải hiện nay. Cùng Kinh Bắc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về cách xử lý cây vải ra quả trên thân giúp năng suất cao hơn nhé!

1. Ưu điểm của phương pháp xử lý cây vải ra quả trên thân

– Đối với cây vải có tuổi hơn 10 năm hay cây có bộ khung tán lớn thì năng suất quả thường giảm, chất lượng kém do không đủ dinh dưỡng nuôi quả ở đầu cành. Vì vậy áp dụng phương pháp xử lý cây vải ra quả trên thân là một giải pháp thiết yếu để làm tăng năng suất, cải tạo chất lượng quả của cây. Đồng thời tạo cho cây có bộ khung tán khỏe mạnh.

– Việc xử lý cây vải ra quả trên thân làm rút ngắn thời gian thu hoạch. Tạo điều kiện cho việc rải vụ vải, tạo vụ vải trái mùa, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng vải.

– Những quả vải được tạo ra từ phương pháp xử lý cây vải trên thân thường to, nặng, mẫu mã và chất lượng cao hơn so với quả vải ở đầu tán. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm vải trên thị trường.

– Cây vải được trồng nhiều năm, bộ khung tán lớn hoặc vườn vải trồng với mật độ cao, các tán cây giao nhau làm giảm hiệu suất quang hợp của cây. Việc xử lý cây vải ra quả trên thân giúp thu gọn bộ khung tán tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất cho cây vải.

2. Điều điện áp dụng phương pháp xử lý cây vải ra quả trên thân

– Theo khuyến cáo của các nhà vườn, nhà khoa học khuyên chỉ nên áp dụng phương pháp xử lý cây vải ra quả trên thân có tuổi trên 10 năm là thích hợp nhất.

– Có thể áp dụng chọn lọc đối với cây vải có bộ khung tán lớn, hay vườn vải trồng với mật độ cao, bộ khung tán giao nhau làm giảm năng suất.

– Vườn vải áp dụng biện pháp xử lý cây vải ra quả trên thân cần đảm bảo một số tiêu chí như chế độ nước tưới tốt, có đủ điều kiện đầu tư phân bón để phục hồi cây vải, đảm bảo cho cây vải sinh trưởng phát triển tốt, nhanh phục hồi năng suất, cải tạo chất lượng của quả vải các vụ sau.

>>>Xem thêm: Chăm sóc cây vải thiều thời điểm ra hoa, đậu quả

3. Quy trình xử lý cây vải ra quả trên thân

Bước 1: Tạo mầm chồi trong thân

– Việc này được tiến hành sau khi thu hoạch cắt tỉa hết cành, thu gọn tán cây vải. Thời điểm đốn cành sau thu hoạch một tháng, thường vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch hàng năm.

– Phương pháp đốn tỉa áp dụng cho cây vải là đốn đau: Cần tiến hành cắt sâu các cành giữa tán để tạo độ thông thoáng cho cây. Lựa chọn cành đốn tỉa như cành che khuất ánh sáng chiếu trong cây, cành quả cao, cành lâu năm, cành sâu bệnh hại, …

– Sau khi đốn tỉa đau cần tiến hành bón phân thúc cho cây ngay. Trong trường hợp trời mưa, khô hạn cần cung cấp nước cho cây. Nhằm hỗ trợ, phục hồi cây sau đốn tỉa. Thời gian này nên áp dụng quét vôi vào gốc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại còn tồn dư trên cây vải là tốt nhất.

Bước 2: Tỉa cành mầm chồi trong thân

– Khi đợt lộc đầu tiên hành thành (gồm đầu cành và lộc trong tán) cần tiến hành tỉa định kỳ cành. Nên tỉa bớt lộc chỉ nên để hai lộc ở đầu cành khỏe, cành yếu chỉ để một lộc. Các lộc mọc trong thân thì tiến hành tỉa thưa với khoảng cách hợp lý.

Bước 3: Cắt tỉa lần 3 định cành mang hoa quả

– Thời điểm tiến hành tốt nhất khi cây đã ra được ba đợt lộc, sau khi đợt lộc thứ ba là lộc thu hình thành vào tháng 9 – 10 là tốt nhất.

– Tiến hành loại bỏ toàn bộ cành tăm, cành gối nhau, cành bệnh, … Định lại cành để chuẩn bị cho cây vải chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.

4. Một số lưu ý khi áp dụng biện pháp xử lý cây vải ra quả trên thân

– Việc tỉa cành, đốn cành cần thực hiện sao cho số lượng cành đốn tỉa phù hợp với sức sống của cây. Nếu đốn nhiều cành làm cây lâu phục hồi có thể ảnh hưởng để thời vụ ra hoa của cây vải.

– Vụ liền kề sau khi đốn tỉa cần để số lượng chồi mang quả hợp lý để cây sinh trưởng phát triển tốt. Làm tiền đề cho năng suất các năm tiết theo. Tránh làm cây suy yếu có thế dẫn đến cây chết hoặc ra quả cách năm.

– Áp dụng phương pháp đốn tỉa xử lý cây vải ra quả trên thân cần phối hợp với sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp kỹ thuật khác sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí thuốc và công chăm sóc, đồng thời hạn chế sâu bệnh hại cho cây vải.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *