Kỹ Thuật Làm Bông Cho Cây Hồ Tiêu 2024

Trong canh tác cây hồ tiêu có thể nói kỹ thuật khó nhất chính là kỹ thuật làm bông! Trong bài viết này, mời bà con cùng Kinh Bắc tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu năm 2024 nhé!

Trong quy trình làm bông cũ của tôi bao gồm các bước:

1. Rửa cây sau thu hoạch bằng thuốc gốc đồng. Mục đích trị nấm lá khuẩn lá, ép cây rụng bớt lá già lá bệnh tật.
2. Ép nước .
3. Rửa cây phân hóa mầm hoa.
4. Kích bông!

Nếu theo quy trình này yêu cầu cây phải sung! Nhưng sự thật không phải tiêu ai cũng là tiêu sung. Chỉ có tiêu tơ! Nếu theo quy trình này chăm hữu cơ không đủ mạnh sẽ không giữ nổi cây. Cây ra trái nhiều hơn cả lá và cành! Những năm tiếp theo rất vất vả trong việc chống suy cây!

Dựa trên nên tảng của kỹ thuật cũ, kỹ thuật làm bông mới của tôi bao gồm các bước:

1. Chống suy cây trước và sau thu hoạch.

2. Làm dày lá, tăng thời gian nghỉ dưỡng của cây.

Rút ngắn quá trình siết nước. Tạo điều kiện phân hóa mầm hoa.

3. Trị nấm khuẩn hỗ trợ quá trình phân hóa mầm hoa.

Có thể bằng hóa chất hoặc bằng chế độ dinh đưỡng. Phương pháp mới của tôi thiên về dinh dưỡng! Cây khỏe lá bệnh tự trút thay lá khi làm bông! Thời điểm làm bông xong trong vườn chỉ có nguyên cây vàng, chứ không có một lá vàng trên cây khỏe mạnh! Hì!!!

>>>Xem thêm: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng Hồ Tiêu Rụng Gié

4. Kích bông, dưỡng cành, nuôi cây cho vụ tiếp theo từ thời điểm ra bông vụ này!

Có nghĩa là ra bông xong là biết vụ sau trúng mùa tiếp tục hay mất mùa. Dựa vào cành dự trữ cho năm sau!

Thực hiện:

Để mọi người có thể hình dung ra quy trình ta bắt đầu tính từ thời điểm cây vào hạt. Hạt trên chuỗi đã cứng sọ chuẩn bị ươm vàng. Đây là thời điểm quan trọng! Vì theo tập quán của người trồng tiêu thường nông dân sẽ quăng một ít K để cây chín tập trung là hết! Đây là thời điểm nhạy cảm. Nói không sai một chút nào!!! Chẳng qua là vì: Nhà có thóc nhưng đã hết gạo! Đầu tư như vậy là chưa đúng mức. Sau khi thu hoạch mới chống suy cây. Thật là quá trễ để nói câu:
”Xin lỗi” Tình yêu của tôi ơi! Trong quá trình tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của nhưng mô hình trồng tiêu xuất sắc nhất Việt Nam! Tôi đã học được bí quyết của họ. Đó chính là N. Nguồn dinh dưỡng để giàn lá không bị xuống khi cây chuẩn bị trãi qua mùa khô khắc nghiệt. Nếu dùng phân đơn ta vô K kết hợp với một ít Urê. Hoặc ta có thể dùng phân phức hợp có hàm lượng NPK như: 19_ 9 _19 +TE, 16_ 6 _16+ TE, 15 _5 _15_ 13S +TE… Đồng thời có thể kết hợp tưới kèm Acid humic. Phun lá và tưới gốc. Trên lá có thể hỗ trợ NPK cao cấp trên lá như 10 _30 _30 + Acid humic+ trung vi lượng (Các dòng phân bón lá Chelate chủ yếu N K và vi lượng). Cây sẽ vừa nuôi trái vừa làm dày lá. Đặc biệt cây sẽ không bị phóng đọt bậy do bổ sung N.

Thu hoạch lưu ý hái hạn chế gãy tay nuôi quả và lá xanh!

Khi vừa thu hoạch xong để hạn chế tháo đốt ta bón ngay cho cây từ 1-2Kg lân nung chảy. Sau 1 tuần dùng một ít Ca(NO3)2 + Bo thường có tên gọi là Urê sữa. Hoặc Canxi Nitrat Bo. (Khoảng 15-20 bao 25Kg)/Ha. Nếu cây suy có thể + thêm 0.5- 0.8 Kg hữu cơ vi sinh bất kỳ. Nên chọn công ty uy tín! Đồng thời trên lá phun các dòng Phosphonas để làm dày lá.

Nếu cây không ra đọt bậy vậy là ta tiến hành siết nước. Thời gian siết nước chính là thời điểm vào mùa khô. Thật sự mà nói nếu làm nhiều có tưới cũng không kịp, hoặc nhiều vùng không có nước bắt buộc phải tưới nhấp. Nếu cây quá sung hoặc bung đọt bậy do tưới, phải hỗ trợ thêm bằng MKP bón gốc hoặc MKP phun lá. Hoặc có thể phun 10_60_10 trên lá để tạo mầm hoa.

Ồ! Quy trình mới không hề nhắc tới phải xịt thuốc đồng này trị nấm này nọ sau thu hoạch nhỉ? Vì sự thật mà nói tiếp tục làm theo quy trình này thời điểm đó không có nấm lá. Xịt làm gì cho suy cây!

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *