Ớt Sừng Vàng Châu Phi, Những Kĩ Thuật Trồng Trọt Cần Phải Biết

Ớt là một loại quả gia vị phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ớt sừng vàng châu Phi. Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím… tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5 – 10 lần hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt.

Từ những nhu cầu cao từ thị trường, mà diện tích trồng ớt gia tăng rất nhiều hiện nay. trông ớt cho thu nhập cao, năng suất cũng khá cao- đặc biệt là ớt sừng vàng.  Mặc dù phí đầu tư trồng ớt sừng cao hơn các loại khác nhưng bù lại phần lợi nhuận xứng đáng hơn. Ngoài năng suất thì nhu cầu thị trường và tỉ lệ bị bệnh ở cây cũng thấp hơn các nông sản khác. Cùng Kinh Bắc tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt sừng vàng để cho năng suất cao nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ thuật trồng ớt sừng vàng đúng chuẩn

1.1 Đặc điểm cây ớt:

    Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC, cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng.  Trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

    Thời vụ trồng ớt:

    – Ớt có thể trồng quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi;

    – Ớt thích hợp nhiệt độ cao từ 25-30oC.

    – Ớt có thể  trồng được quanh năm nhưng thường tập trung vào 3 vụ chính:

    – Ớt Thu Đông: Gieo vào tháng 9 thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

    – Ớt Đông Xuân: Gieo vào tháng 11- 12 thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 6 năm sau.

    – Ớt Xuân Hè: Gieo vào tháng 2-3 thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 8 tháng 9.

    1.2 Giống ớt tại Việt Nam:

      Một số giống ớt cay phổ biến đang trồng hiện nay: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, Ớt lai TN 255, TN 256…

      1.3 Chuẩn bị đất

      Đất trồng ớt phải tơi xốp, thoáng khí. Trước khi trồng bạn nên dọn sạch cỏ, cuốc đất cho tơi sau đó lên liếp rộng 1 – 1,2m và cao 15 – 20cm. Giữa mỗi liếp đất nên chừa rãnh rộng 30cm.

      Nếu đất trồng nằm ở khu vực đất trũng, thấp hoặc trồng vào mùa mưa, bạn nên làm liếp cao 50 – 60cm để hạn chế ngập úng rễ gây chết cây.

      Bạn nên chọn những nơi quang đãng có nhiều ánh sáng, trước đó không trồng ớt hay cà chua, cà tím…

      1.4 Tiến hành gieo cây con

      Vì hạt giống ớt sừng vàng khá nhỏ nên trước khi trồng bạn hãy gieo hạt. Cách gieo hạt như sau:

      • Chuẩn bị liếp đất gieo hạt bằng phẳng để khi gặp mưa không bị đọng nước và giúp cây tắm nắng, tưới nước đồng đều;
      • Có thể dùng vỉ gieo hay bầu ươm hạt. Giá thể gieo hạt là hỗn hợp đất trộn với phân chuồng ủ hoai và tro trấu.
      • Gieo hạt ớt vào bầu hoặc vỉ đã chuẩn bị. Gieo sâu 0,5 – 0,7cm.
      • Sau đó dùng rơm rạ hay lưới phủ lên bầu và tưới nước nhẹ nhàng để cấp ẩm cho đất. Đồng thơi duy trì việc tưới nước hàng ngày cho cây.
      • Khi hạt đã nảy mầm, bạn gõ bỏ lớp che phủ trên bầu hay vỉ gieo để cây phát triển khỏe mạnh.

      1.5 Tỉa và trồng cây

      Trong quá trình cây sinh trưởng, bạn nên để ý những bầu có 2 – 3 cây thì nhổ tỉa và trồng vào bầu khác. Những cây yếu, dị dạng, kém phát triển thì bạn nên chọn ra để riêng một khu vực để cây cứng cáp hơn.

      Sau khi gieo được 25 – 30 ngày, cây ớt sừng vàng có 5 – 6 lá thật thì bạn có thể trồng.

      Trước khi trồng cây vào đất, bạn nên giảm tưới nước tầm 2 – 3 ngày. Khi tiến hành trồng, bạn tưới nước trở lại với lượng nước thật nhiều để bầu cây no nước.

      Sau đó đợi cây ráo nước rồi chuyển đi trồng. Lựa chọn lúc trời mát mẻ để trồng cây. Bạn trồng nhẹ nhàng để không làm bể bầu và dùng tay nhấn chặt gốc đồng thời tưới nước ngay sau khi trồng để lấy lại sức cho cây.

      2. Cách chăm sóc ớt sừng vàng

      2.1 Tưới nước

      Tùy vào tình hình thời tiết mà bạn điều chỉnh lượng nước tưới. Bạn nên tưới nước vào gốc cây. Tuyệt đối không nên tưới quá nhiều nước dễ làm úng cây dẫn đến năng suất thấp hoặc chết cây.

      2.2 Trồng dặm

      Sau khi trồng được 1 tuần bạn nên theo dõi để trồng dặm những gốc cây bị chết.

      Việc này nên được tiến hành khi chiều mát. Sau khi trồng bạn nên tưới ngay để cây nhanh bén rễ.

      Tưới nước: tưới vào gốc, vừa đủ ẩm, tuyệt đối không để ớt sừng vàng bị úng. Nếu cây bị úng, hoa sẽ rụng, năng suất thấp và có thể thối rễ.

      2.3 Cắt tỉa

      Để cây cho nhiều nhánh nuôi được nhiều quả, bạn hãy thực hiện việc cắt tỉa. Nếu không cắt tỉa, không những cây không sinh nhiều nhánh mà còn khiến cây có trọng tâm cao, dễ gãy đổ do mưa gió.

      2.4 Bón phân

      Để cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh bạn cần nhờ đến phân bón. Bạn có thể dùng phân gà, phân bò và phân hữu cơ Organ Max.

      2.5 Phòng trừ sâu bệnh

      Giống ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt ít bị sâu bệnh. Thỉnh thoảng chúng bị xoăn ngọn. Bạn nên phun thuốc kịp thời để phòng trị bệnh triệt để không làm ảnh hưởng đến năng suất cây.

      3. Thu hoạch

      Sau khi trồng cây khoảng 100 – 105 ngày bạn có thể tiến hành thu hoạch ớt dần. Đặc điểm màu sắc quả ớt thay đổi theo từng giai đoạn:

      • Khi còn non chúng có màu xanh, trắng và hơi ngả màu vàng nhạt;
      • Lúc quả già, màu ớt chuyển qua vàng;
      • Khi quả ớt chuyển sang màu cam là thu hoạch được.

      Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật, mỗi hecta cây trồng sẽ cho năng suất từ 25 – 40 tấn.

      Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *