Tháng 12 là thời điểm bắt đầu mùa thuận cây sầu riêng của bà con khu vực Tây Nguyên và Miền Đông. Gần đây chúng tôi có nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình làm bông sầu riêng. Trong đó vấn đề mà bà con thường quan tâm nhiều là cây sầu riêng nhà mình như vậy đã đủ sức làm bông chưa? Để giải đáp thắc mắc này cho bà con, trong bài viết này Kinh Bắc sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết cây sầu riêng như thế nào là đủ điều kiện và có thể làm bông được.
1. Độ tuổi của cây
Cây đủ sức làm bông phải từ 3-4 năm tuổi trở lên. Bà con nên làm bông cho cây từ 4 năm tuổi trở lên để cây đủ sức và tránh tình trạng cây suy.
2. Cây đủ cơi lá
Cây sầu riêng muốn làm bông phải đi đủ 2 cơi đọt trở lên thì cây mới đủ sức. Đủ lá và đủ dinh dưỡng để làm bông. Khi cơi lá sầu riêng chuyển đã mở hoàn toàn, lá có màu non đọt chuối (hay lá bánh tẻ) thì tiến hành dằn gốc bằng Lân. Để đảm bảo cây đầy đủ sức ra bông nhiều và đậu trái tốt thì bộ lá phải có những đặc điểm sau:
- Số lượng: Phải có ít nhất từ 2 cơi lá (cây đã ra được 2 lần đọt và lá đã già hoàn chỉnh).
- Chất lượng: Lá không bị bệnh, sâu, rầy tấn công, lá khỏe, dày bóng.
- Bộ lá khỏe. Nếu bộ lá hơi yếu sẽ ra hoa dễ hơn, nhưng cần dưỡng cơi lá lúc mắt cua thật kỹ.
3. Vệ sinh cây
Tỉa bỏ cành tăm, cành bơi trong thân. Sau đó phun và tưới gốc các loại thuốc ngừa nấm bệnh (đặc biệt là thán thư) lên toàn cây và xung quanh gốc.
Lưu ý: Phun kỹ và ướt đều mặt dưới của lá cũng là nơi lưu tồn mầm bệnh thán thư và nấm mắc cua.
Bà con cũng cần xử lý rong rêu, sát khuẩn, khử trùng cho bằng trước khi làm bông. Sau khi tỉa cành, bà con dùng sản phẩm gốc đồng. Bà con nên phun rửa vườn vào giữa trưa, trời nắng lúc rong rêu khô là hiệu quả nhất. Bà con phun ướt cả thân, mặt trên và mặt dưới của cành.
4. Ph đất
Vấn đề pH đất là rất quan trọng cho cây đặc biệt trong giai đoạn làm bông. Vì thế muốn cây khỏe, ra hoa đậu quả tốt cần kiểm tra pH thường xuyên và duy trì ổn định ở mức pH>=6. Có thể bổ sung vôi để cân bằng pH.
5. Quản lý sâu bệnh hại
Bà con cần kiểm tra các loại bệnh hại như sâu đục thân, thán thư, rầy, rệp, côn trùng chích hút,… trên cây. Sau đó phun phòng trừ bằng các sản phẩm trị bệnh. Phải đảm bảo cao cây không bị sau bệnh hại và thật khỏe mạnh để đủ sức làm bông.
>>>Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Sầu Riêng Ở Từng Thời Kỳ Khác Nhau
6. Thời điểm làm bông
Ở Tây Nguyên: Thời điểm làm bông thường rơi vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch.
Ở miền Đông: Thời điểm làm bông thường rơi vào tháng 11 và tháng 12 dương lịch.
Thời điểm đó khô hạn, ít mưa, tiết gió thuận lợi để làm bông. Tiết làm bông 1 tháng thời có 2 tiết (đầu tháng và cuối tháng). Thời điểm đó cây dễ ra bông, ra bông đều, mạnh và khỏe.
Lưu ý: Thời điểm làm bông trên sẽ không chính xác cho tất cả các khu vực, bà con nên tham khảo các nhà vườn ở khu vực bà con về thời gian và tiết bông để chính xác hơn.
Đó là tổng quan về cách nhận biết cây sầu riêng đủ điều kiện có thể làm bông. Cảm ơn bà con đã quan tâm, chúc bà con mùa vụ bội thu, được mùa trúng giá.