Cà phê là loại cây trồng chủ lực của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, với sản lượng và chất lượng thuộc top 5 của thế giới. Điều này đòi hỏi nông dân cần trang bị nhiều hơn kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê. Trong đó, thực hiện đúng cách chăm sóc cà phê mới trồng phát triển khỏe mạnh, cho sản lượng cao và chất lượng tốt rất quan trọng. Hãy cùng Kinh Bắc tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cà phê mới trồng cứng cáp và xanh tốt ngay sau đây nhé!
I. Điều kiện sinh thái để cây cà phê phát triển tốt
1. Thổ nhưỡng
Hiểu rõ thỗ nhưỡng rất quan trọng trong cách chăm sóc cà phê mới trồng. Cây cà phê sinh trưởng mạnh trên các nền đất có độ thoát nước tốt, tơi xốp như đất đỏ bazan, đất thịt nhẹ,… Tầng canh tác dày với độ sâu khoảng 1m, giàu mùn. Độ pH phù hợp cho cây cà phê phát triển là 4,5 – 5. Đối với nền đất đã trồng cà phê lâu năm, cần cày ải, phơi đất thật kỹ và trồng các loại cây khác ít nhất 2 mùa vụ trước khi trồng lại cà phê.
2. Khí hậu
– Đối với cà phê vối, cà phê mít: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung bình 26 độ C, lượng mưa trung bình 2000mm/năm. Phù hợp ánh sáng tán xạ và gió nhẹ.
– Đối với cà phê chè: khí hậu cận ôn đới, nhiệt độ trung bình 22 độ C, lượng mưa trung bình 1800mm/năm. Phù hợp ánh sáng tán xạ và gió nhẹ.
Hiểu rõ điều kiện khí hậu địa phương, bà con sẽ dễ dàng chọn đúng cách chăm sóc cà phê mới trồng phù hợp. Cây được chăm sóc tốt sẽ phát triển khoẻ, cho năng suất cao kho vào giai đoạn kinh doanh.
II. Cách chăm sóc cà phê mới trồng
1. Trồng dặm
Sau khi trồng mới 15 – 20 ngày, cần kiểm tra vườn cây để phát hiện những cây bị chết và tiến hành trồng dặm. Việc trồng dặm cần kết thúc trước mùa mưa 2 tháng. Trồng dặm cây con ngay tại vị trí cây đã chết với các thao tác giống như khi trồng mới.
2. Làm cỏ, tủ bồn
Làm cỏ sạch sẽ trước khi trồng cà phê rất quan trọng. Với cách chăm sóc cà phê mới trồng này, bà con nên lưu ý đến các loài cỏ rất khó diệt như cỏ gấu, cỏ chỉ,….Chúng cần được phải dãy bỏ gốc cỏ hoặc dùng thuốc hóa học để xịt.
Bằng việc thực hiện tủ bồn quanh gốc, cách chăm sóc cà phê mới trồng này giúp tránh xói mòn khi tưới nước và giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho cây cà phê con nhanh ra rễ. Để thực hiện, bà con hãy làm bồn có đường kính 1m; thành bồn rộng 20cm, cao 10cm.
3. Chắn gió, tạo bóng mát
Ngay sau khi trồng, cần che chắn cây cà phê con tránh khỏi nắng gắt và gió cường độ mạnh. Có thể tận dụng các vật liệu tại chỗ như tàu dừa, tàu lá chuối, rơm khô phủ xung quanh cây con.
Cây cà phê mới trồng không phải chỉ vài tháng là có thể thu hoạch. Bằng việc chăm sóc cà phê mới trồng với phương xen canh cây cà phê với các loại cây khác như chuối, ca cao, mắc ca, hồ tiêu,… bà con vừa giúp chắn gió, tạo bóng mát cho cây cà phê, vừa khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ vườn.
4. Làm túp che chống hạn và rét cho cây cà phê
Cây cà phê con mới trồng thường yếu, lá mỏng và thưa. Do đó cách chăm sóc cà phê mới trồng vào những ngày trời nắng nóng hay có sương giá là che túp cho cây. Điều này giúp cà phê con cây vượt qua những giai đoạn thời tiết khắc nghiệt.
Để thực hiện cách chăm sóc cà phê mới trồng này, bà con hãy làm úp cao cách ngọn cà phê 15 cm để hạn chế đè lên cây.
5. Dinh dưỡng và nước tưới cho cà phê mới trồng
– Dinh dưỡng
Một trong những yếu tố quan trọng với cà phê con là dinh dưỡng. Những cách chăm sóc cà phê mới trồng khác cho dù có tốt đến mấy nhưng thiếu dinh dưỡng, cây khó lòng phát triển tươi tốt dược. Vì vậy, sau khi xử lí vôi cho đất trồng khoảng 10 ngày, bà con tiến hành bón lót phân bón cà phê cho mỗi hố với liều lượng và cách bón như sau:
+ 10 – 12 kg phân hữu cơ
+ 0,5 kg lân, đồng thời kết hợp với nấm đối kháng.
+ Sau khi bón lót cần phơi đất 7 – 10 ngày.
– Nước tưới
Cây cà phê không chịu được ngập úng, có thể chịu hạn nhẹ. Tuy nhiên cách chăm sóc cà phê mới trồng hiệu quả là cần tạo điều kiện tối ưu để cây con nhanh thích ứng và phát triển tốt.
Bà con cần đảm bảo độ ẩm được kiểm tra thường xuyên, đất phải thoát nước tốt, hạn chế để cây bị khô hạn hay ngập nước.
III. Kỹ thuật chăm sóc cà phê con
Thời gian kiến thiết cơ bản ở cây cà phê kéo dài 4 – 5 năm. Ngoài cách chăm sóc cà phê mới trồng thì giai đoạn kiến thiết, bà con cần thực hiện đúng kỹ thuật để chăm sóc. Có như vậy cà phê mới cứng cáp và xanh tốt, tạo tiền đề thuận lợi cho giai đoạn khai thác về sau.
1. Làm cỏ, tủ gốc
Tương tự như cách chăm sóc cà phê mới trồng, cà phê con, cà phê giai đoạn kiến thiết cũng nên được thường xuyên làm cỏ. Điều này là để cây cà phê con không bị lấn át, nhận được đủ ánh sáng mặt trời và tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thực hiện tủ gốc quanh bồn để hạn chế cỏ dại mọc vượt cây cà phê.
Với cách chăm sóc cà phê mới trồng, cà phê giai đoạn kiến thiết, bà con có thể dử dụng rơm khô, cỏ khô hoặc các loại cây phân xanh như cỏ lào, cây họ đậu để tủ gốc. Độ dày cần tủ là 10 – 15cm và cách gốc 10cm để tránh mối tấn công gốc cà phê.
2. Chắn gió, tạo bóng mát
Cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ và gió nhẹ. Gió cường độ mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là ở giai đoạn ra hoa, đậu quả. Vì vậy, không chỉ áp dụng chắn gió trong cách chăm sóc cà phê mới trồng mà còn nên duy trì lâu dài. Hãy đảm bảo rằng cà phê có đủ cây chắn gió và che bóng.
– Đối với cây chắn gió
Trồng xung quanh vườn cà phê, phía hướng gió chính thổi về. Chiều rộng của vành đai chắn gió là 5 – 6m. Với cách chăm sóc cà phê mới trồng này, các loại cây thường được trồng là cây thân gỗ lớn, cứng cáp như xà cừ, muồng vàng, muồng anh đào,…
– Đối với cây che bóng
Giai đoạn 1 – 2 năm đầu tiên, có thể trồng xen cây ngắn ngày như cây họ đậu. Những năm tiếp theo khi cây cà phê đã cao lớn, trồng xen các cây che bóng khác như keo dậu, vông nem, muồng anh đào,… Thường xuyên kiểm tra, tỉa tán của những cây che bóng, cách chăm sóc cà phê mới trồng này sẽ hạn chế tình trạng cây che bóng mọc lấn át cây cà phê.
3. Cắt tỉa cành, tạo dáng
– Kiểm tra vườn cà phê thường xuyên, bẻ chồi mọc vượt từ thân cây chính và nách lá trước mỗi đợt bón phân.
– Cắt bỏ cành tăm, cành yếu, cành khô, cành bị sâu bệnh. Giữ lại các cành đối xứng khỏe mạnh để tạo thành bộ khung tán cân đối.
– Cắt bớt các cành thứ cấp trên cao để ánh sáng có thể lọt xuống các cành phía dưới.
– Cắt bỏ ngọn nếu cây mọc vượt quá 2m để thuận tiện cho việc thu hoạch trái về sau.
>>>Xem thêm: Cách Chăm Sóc Cà Phê Để Có Bộ Rễ Khỏe Mạnh
4. Dinh dưỡng và nước tưới
– Dinh dưỡng
Cà phê giai đoạn cây con cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa – trung – vi lượng, đặc biệt là đạm và lân. Cách chăm sóc cà phê mới trồng, cà phê con tốt nhất là đảm bảo có đạm giúp phát triển thân, lá và phân cành mới. Lân giúp phát triển bộ rễ, cứng chắc thân và cành.
Phân vô cơ:
+ Liều lượng bón như sau: Năm 1, 2: Bón 0,1 kg/gốc/lần. Năm 3, 4: Bón 0,15 kg/gốc/lần.
+ Mỗi năm bón 3 lần vào đầu, giữa, cuối mùa mưa.
+ Cách bón: đào rãnh sâu 10cm, cách gốc 20cm, rải phân vào rãnh rồi lấp đất lại để hạn chế phân bị rửa trôi.
Phân hữu cơ:
+ Liều lượng: Năm 2, 3: Bón 5 – 6kg/gốc/lần. Năm 4 trở đi: Bón 6,5 – 7,5kg/gốc/lần.
+ Mỗi năm bón 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa, khi đất còn ẩm.
+ Cách bón: Đào rãnh sâu 20 – 25cm, bỏ phân vào và lấp đất lại. Các năm sau nên đào rãnh về hướng khác.
– Nước tưới
Vào mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê con 2 – 3 lần mỗi tháng, cách nhau 10 – 15 tùy vào độ nắng nóng. Với cách chăm sóc cà phê mới trồng, cà phê con này, bà con nên chọn thời điểm tưới vào buổi sáng nắng dịu hoặc buổi chiều trời mát, hạn chế tưới vào buổi trưa nắng gắt vì sẽ khiến nhiệt độ của đất thay đổi đột ngột, cây dễ bị héo úa.
Ngoài ra, cách chăm sóc cà phê mới trồng bằng nước tưới, bà con có thể tưới thủ công hoặc sử dụng hệ thống tưới tự động. Điều này sẽ tùy theo tình hình nguồn nước và điều kiện kinh tế. Miễn sao chỉ cần đảm bảo cây cà phê luôn được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.
IV. Phòng trị sâu bệnh thường gặp trên cà phê mới trồng và cà phê con
Để áp dụng đúng cách chăm sóc cà phê mới trồng cứng cáp và xanh tốt, bên cạnh yếu tốt dinh dưỡng và nước tưới trong cách chăm sóc cà phê mới trồng, bà con cần lưu ý các loại sâu bệnh hại. Cây cà phê thường gặp phải trong giai đoạn kiến thiết cơ bản sau đây:
1. Sâu hại
– Sâu đục thân
Có tên khoa học Xylotrechuss quadripes Chev., đây là đối tượng nguy hiểm nhất đối với cây cà phê. Chúng xuất hiện quanh năm và hoạt động trong thân, cành cây cà phê nên rất khó phát hiện.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước sâu đục thân: Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện kịp thời các cây bị sâu đục; chặt bỏ và đem đốt các cành hư để ngăn chặn lây lan. Trồng các giống cà phê cây thấp, tán nhỏ, đốt ngắn để hạn chế sự tấn công của sâu đục thân.
– Mọt đục cành
Mọt thường xuất hiện vào mùa khô và tấn công lên các cành non làm cành chết khô.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước mọt đục cành tốt nhất là thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để phát hiện kịp thời các cành bị mọt tấn công; chặt bỏ, gom đốt ngay để ngăn chặn sự lây lan của mọt.
– Mối
Thường xuất hiện vào mùa khô. Đây là loài côn trùng miệng nhai, chúng có thể gặm nhấm thân và cành cà phê khiến cây bị gãy đổ hoặc ảnh hưởng đến việc vận chuyển dinh dưỡng của cây.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước mối: Khi bắt đầu trồng mới, đặc biệt trên những nền đất mới khai hoang, nên cày ải đất kỹ càng, kết hợp bón vôi và xử lí bằng thuốc hóa học để diệt trừ mối.
– Bệnh sưng rễ do tuyến trùng
Tuyến trùng có sẵn trong đất, thường tấn công vào bộ rễ của cây cà phê con, làm cho rễ cây bị sưng phù, biến dạng, không thể hút chất dinh dưỡng. Cây cà phê bị tuyến trùng rễ sẽ còi cọc, thậm chí gây chết.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước tuyến trùng: tốt nhất là xử lí đất trước khi trồng bằng cách bón vôi và cày ải nhiều lần, phơi đất kỹ càng. Đồng thời bổ sung lượng lớn Trichoderma nhằm giúp ức chế hoạt động của tuyến trùng. Những cây đã nhiễm bệnh cần nhổ và đem đi nơi khác đốt bỏ. Nền đất đã bị bệnh không được trồng cà phê ngay mà phải luân canh với cây trồng khác tối thiểu 2 năm.
>>>Xem thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm 25 Năm Chăm Sóc Vườn Cà Phê Trong Mùa Mưa
2. Bệnh hại
– Bệnh rỉ sắt
Do nấm Hemileia vastatrix Bet.Br gây ra. Bệnh tấn công mặt dưới lá cà phê, trên mặt vết bệnh có một lớp vàng cam là bào tử của nấm bệnh.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước bệnh rỉ sắt: Phòng ngừa bằng cách bón vôi khử trùng đất hằng năm, kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ít nhất 2 lần/năm. Khi cây đã bị nhiễm bệnh, sử dụng các loại thuốc gốc đồng để phun lên lá. Có thể phun thuốc phòng trừ nhiều đợt ngay từ đầu mùa mưa, mỗi tháng phun 1 lần và phun trực tiếp vào mặt dưới của lá.
– Bệnh lở cổ rễ
Do nấm Rhizoctonia sp gây ra. Bệnh thường chỉ xuất hiện trong giai đoạn cây cà phê còn nhỏ.
Phòng trị và cách chăm sóc cà phê mới trồng trước bệnh lở cổ rễ: Sử dụng nấm đối kháng Trichoderma bón xung quanh gốc để ức chế nấm gây bệnh. Nếu cây vừa mới nhiễm bệnh, dùng thuốc có chứa đồng nano để tiêu diệt nấm bệnh bằng cách tưới trực tiếp dung dịch lên gốc 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Nếu cây đã bị bệnh nặng, phải nhổ ra khỏi vườn và xử lí, đồng thời khử trùng đất bằng vôi và bổ sung nấm đối kháng.
Trên đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê mới trồng cứng cáp và xanh tốt.
Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!