Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Da Xanh

Hiện nay, bưởi da xanh là giống cây trồng được nhiều người đặc biệt yêu thích và lựa chọn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi da xanh đúng cách như thế nào? Hãy cùng Kinh Bắc khám phá ngay trong bài viết này.

1. Có nên trồng bưởi da xanh hay không?

         Bưởi da xanh là giống cây ăn quả có vỏ mỏng, màu xanh nhạt sở hữu giá trị dinh dưỡng cao. Múi bưởi có màu hồng, lượng nước vừa phải, vị ngọt thanh. Thông thường một trái bưởi có trọng lượng khoảng hơn 2kg. Khi thu hoạch, bạn có thể bảo quản bưởi da xanh từ 15 – 20 ngày mà không vẫn giữ được hương vị ngon thơm. Vì thế các nhà vườn thường trồng loại bưởi này để cung cấp ra thị trường.

         Với những ưu điểm của loại cây này, việc nhân giống và phát triển loại cây này là gợi ý hoàn hảo. Tuy vậy bạn cũng cần phải có kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bưởi da xanh đúng cách. Điều này sẽ mang đến chất lượng trái bưởi thơm, ngon hơn.

2. Chọn giống bưởi da xanh như thế nào?

Thông thường bạn có thể trồng bưởi da xanh theo phân loại chiết và ghép. Tuy nhiên, khi chọn giống ta nên chọn bưởi chiết vì chất lượng quả tốt hơn và sinh trưởng, phát triển dễ dàng hơn. Lưu ý hãy chọn những cây giống khỏe mạnh, dễ phát triển và không có dấu hiệu bị sâu bệnh hại. Ngoài ra, hãy trồng bưởi vào thời gian từ tháng 3 – tháng 5 dương lịch. Lúc này cây sẽ phát triển dễ dàng hơn vì có đủ lượng mưa cần thiết.

3. Kỹ thuật làm đất trồng bưởi da xanh

         Trồng bưởi da xanh đúng cách là bạn cần phải chọn được loại đất phù hợp. Hãy trồng cây trên địa hình bằng phẳng, thoát ước tốt. Bề mặt của đất trồng bưởi da xanh cũng cần cao hơn mực trung bình xung quanh khoang 20 – 30 cm. Điều này tránh trườn hợp trồng bưởi da xanh vào vùng trũng gây úng nước.

         Sau khi chọn được vị trí, hãy đào hố trồng bưởi kích thước khoảng 1m x 1m hoặc rộng hơn. Độ sâu hố trồng khoản 30 cm là thích hợp nhất. Đừng quên rải thêm 2 – 3 kg vôi bột, phân sinh học, phân hữu cơ trộn với đất để lấp lại hố sau trồng. Khoảng 1 tháng sau, bạn có thể tiến hành trồng cây.

4. Kỹ thuật trồng bưởi da xanh đúng chuẩn

         Sau khi đã mua được giống bưởi da xanh cũng như làm đất trồng xong xuôi. Bạn hãy tháo bỏ bọc nilon của bầu ươm, đặt cây xuống giữa hố. Sau khi đặt xong, hãy lấp đất, nén nhẹ và cố định cây. Tránh trường hợp cây bị tác động bởi gió, môi trường và lung lay, chết cây.

         Sau khi lấp đất, bạn tưới nước xung quanh gốc đồng thời phủ rơm, rạ hay mùn… để cấp ẩm cho đất trồng. Lưu ý bổ sung nước thường xuyên cho cây trong tháng đầu tiên vì đây là thời điểm nhạy cảm. Cây bưởi da xanh cần chăm sóc tốt để không bị chết.

5. Cách chăm sóc bưởi da xanh đúng kỹ thuật

  • Chăm sóc bưởi da xanh không dễ nên ngay từ những bước đầu tiên bạn cần cẩn thận. Khi vận chuyển cây giống, hãy chọn trời mát để khi trồng cây không bị xót rễ, khô héo.
  • Không nên trồng cây ngay sau khi vận chuyển mà nên để cây trong bóng râm khoảng 1 tuần để cây tươi tốt trở lại.
  • Loại bỏ trồi non của cây khi trồng vì nếu để lại, mầm non cũng không phát triển tốt mà còn khiến cây bị yếu hơn khi phải vừa nuôi rễ vừa nuôi mầm.

>>>Xem thêm: Một Số Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Trên Cây Bưởi

6. Tưới nước cho cây bưởi da xanh

Giai đoạn mới trồng bạn không cần lo về mặt dinh dưỡng bởi công tác làm đất đã cung cấp đủ lượng phân bón lót cần thiết. Vì thế tưới nước chính là công đoạn quan trọng bạn cần ghi nhớ. Đặc biệt là vào giai đoạn cây con bạn cần kiểm tra thường xuyên, cấp ẩm, sử dụng rơm rạ, rễ bèo phủ cây.

Lưu ý: Khi cây bưởi da xanh còn nhỏ, bạn có thể tiến hành trồng xen thêm cây khác. Tuy nhiên hãy lưu ý mật độ để cây bưởi không bị thiếu chất dinh dưỡng.

7. Cắt tỉa cành và tạo tán cho cây bưởi da xanh

         Bạn hãy duy trì cây ở chiều cao từ 50 – 80 cm là phù hợp nhất. Bằng cách hãm ngọn cây sẽ phát triển ra 3 – 5 ngọn khác từ thân chính. Lúc đó bạn giữ lại khoảng 3 cành khác nhau, sử dụng cọc tre, buộc cành cấp 1 đó tạo với cành chính góc 35  – 40 độ.

         Khi cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2 thì bạn cũng giữ lại 2 – 3 cành cấp 2 to, khỏe để quá trình chăm sóc được dễ dàng. Các cành cấp 2 bạn chọn phải có đủ tiêu chuẩn là cách thân chính 20 – 30cm. Đồng thời các cành này cũng phải cách cành kia 20cm – 25cm.

         Sau đó, từ cành cấp 2 sẽ phát triển thành các cành cấp 3. Lúc này số lượng bạn để lại cành không hạn chế, bạn chỉ cần loại bỏ những cành yếu, có sâu bệnh hoặc tỉa bớt khi thấy không cần thiết. Sau chăm sóc cây bưởi da xanh khoảng 2 năm, cây bưởi da xanh sẽ phát triển tán tương đối hoàn chỉnh. Mỗi lần thu hoạch bạn chỉ cần loại bỏ cành cho trái vụ trước, cành yếu, sâu bệnh để cây phát triển hơn vào mùa sau.

8. Phòng trừ sâu bệnh

         Về vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại cho cây bưởi da xanh. Bạn có thể tận dụng vôi bột, quét vôi quanh gốc cây 2 – 3 tháng/lần. Quét vôi từ gốc tới thân cao 50 – 70 cm. Lớp vôi này rất tốt cho việc ngừa sâu đục thân trưởng thành bám và đẻ trứng tại vỏ cây.

         Theo nghiên cứu, cây bưởi da xanh là cây phát triển khỏe mạnh và rất ít khi bị sâu bệnh. Tuy vậy bạn cũng không được lơ là bởi những loại bệnh thường gặp khiến năng suất cây suy giảm: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành, bệnh thán thư… Để hạn chế sâu bệnh, bạn cũng cần vệ sinh vườn bưởi da xanh 1 tháng 1 lần. Đồng thời bỏ đi những phần cây, cành bị bệnh.

9. Kích thích ra hoa, đậu trái

Bưởi da xanh là giống bưởi cho quả quanh năm. Bạn có thể kích thích ra hoa, đậu trái bằng cách phun thuốc cách thời điểm thu hoạch từ 7 – 8 tháng.

10. Bón phân cho bưởi da xanh

Để cây sai quả, sản lượng, chất lượng tốt thì bạn cần bón phân đúng liều lượng và thời điểm. Các loại phân bón gốc, bón lá hay hữu cơ, vô cơ, sinh học đều cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Phân hữu cơ: Liều lượng 20 – 25kg/năm/cây, cần ủ một thời gian trước khi bón cho cây. Đồng thời bạn cũng có thể trộn thêm chút vôi ủ cùng phân hữu cơ…
  • Phân vô cơ: Đạm, lân, kali… bạn có thể lựa chọn bón phù hợp nhất cho từng thời kỳ phát triển của cây bưởi da xanh.
  • Phân sinh học: Ưu tiên những loại phân mới ứng dụng cho dòng cây ăn quả thêm sai quả, chất lượng…

11. Bảo vệ quả và thu hoạch bưởi da xanh

Khi cây bưởi da xanh ra hoa, đậu quả, bạn cần chăm sóc và bảo vệ thật tốt:

  • Bao tráiBạn tiến hành bao trái bưởi da xanh bằng túi nilon khi quả ra bằng quả trứng vịt. Sử dụng túi đường kính từ 20cm – 40cm, và chiều dài 30cm – 60cm. Các loại túi bao trái phải thủng hai đầu, màu trắng để không ảnh hưởng quang hợp. Bao trái đúng kỹ thuật để quả bưởi không bị sâu bọ, sâu bệnh hại tấn công.
  • Thu hoạch: Sau khi bưởi da xanh sáng vỏ, căng lên là lúc bởi chín. Bạn cần thu hoạch lúc trái vừa chín tới, sử dụng kéo cắt cây hoặc dao để cắt trái và cuống. Tránh việc thu hoạch trái quá muộn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng, độ ngọt cũng như hương vị của bưởi.

Chúc bà con một mùa bội thu năng suất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *