Kỹ Thuật Trồng Cây Thanh Nhãn

Cây Thanh Nhãn là Giống Nhãn nổi tiếng và là đặc sản của vùng đất Miền Tây nói chung và vùng đất Bạc Liêu nói riêng. Nhờ những ưu điểm vượt trội về chất lượng trái và khả năng sinh trưởng mà Giống Nhãn này đang dành được sự quan tâm của đông đảo người dân. 

Thanh Nhãn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Vì vậy, Chỉ cần nắm vững kỹ thuật trồng Cây Thanh Nhãn và chút kinh nghiệm chăm sóc cây là có thể dễ dàng trồng cải thiện thu nhập.

1. Đặc điểm thanh nhãn

Cây Thanh Nhãn có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện sinh thái và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Mùa quả của cây là khoảng tháng 7-8. Kỹ thuật trồng cây Thanh Nhãn không quá phức tạp và cây này có khả năng chịu rét tốt hơn so với những cây cùng họ như cây Vải, đồng thời nó cũng ít kén đất hơn.

2. Yêu cầu về điều kiện trồng

Nhiệt độ: Thanh Nhãn thường được trồng chủ yếu trong vĩ độ từ 15-28o Bắc và Nam của xích đạo. Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

Lượng mưa: Cây Thanh Nhãn cần lượng mưa thích hợp hàng năm khoảng 1300-1600mm. Lúc cây ra hoa gặp thời tiết nắng ấm, tạnh ráo có lợi cho việc thụ phấn, đậu quả tốt và năng suất sẽ cao.

Ánh sáng: Thanh Nhãn cần nhiều ánh sáng, thoáng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Cây Nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây phát triển và thường sai trái, ánh sáng còn giúp đậu trái, vỏ bóng và vị ngọt, ngon.

Nước: Thanh Nhãn là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng và rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Ngược lại, nếu gặp khô hạn trong thời gian dài sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, ra hoa và đậu trái khó khăn.

Đất đai: Đất cát pha thịt, đất đỏ, đất phù sa có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho việc trồng Thanh Nhãn hơn trên các loại đất khác. Cây Thanh Nhãn sinh trưởng tốt trong điều kiện đất thoát nước, tơi xốp, pH nước khoảng 5,5-6,5.

3. Tiêu chuẩn cây giống tốt và kỹ thuật trồng

Tiêu chuẩn Cây Giống Thanh Nhãn 

Thân cây thẳng, vững chắc. Chiều cao cây giống từ 80 cm trở lên (đối với cây ghép), từ 60 cm trở lên (đối với cây chiết). Đường kính cành giống từ 1,0-1,2 cm (đo cách vết ghép khoảng 2 cm về phía trên đối với cây ghép), từ 0,8 cm trở lên (đo cách mặt giá thể bầu ươm 10 cm đối với cây chiết). Lá đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

Khoảng cách trồng Thanh Nhãn 

Trồng cây trong vườn có thể theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật, hình nanh sấu hoặc theo đường vành nón cho vườn đồi ở vùng đồi núi. Đối với vùng đất ở ĐBSCL có thể trồng với khoảng cách 5 x 4 m hoặc 6 x 5 m.

Thời vụ trồng Thanh Nhãn
Vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng Thanh Nhãn khi mùa mưa ổn định, thường từ tháng 6-7 hàng năm. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bắt đầu trồng Nhãn vào đầu mùa mưa, thường vào tháng 9 hàng năm.

>>>Xem thêm: Kỹ Thuật Chăm Sóc Cho Cây Nhãn Ra Hoa Đồng Loạt

4. Cách trồng cây Thanh Nhãn

Cách trồng cây Thanh Nhãn là khoét lỗ trên mô đất sao cho phù hợp với kích thước bầu cây con. Sau đó, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon quanh bầu và đặt bầu cây vào lỗ, lấp đất lại sao cho mặt bầu chỉ vừa khuất trong đất. Để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ và làm cây con phát triển kém, cần cắm cọc để buộc cây con vào và đảm bảo rễ ổn định. 

5. Cách chăm sóc cây Thanh Nhãn

Tưới nước:

Cây Thanh Nhãn cần được tưới nước đều đặn để đảm bảo độ ẩm cho cây. Khi cây còn nhỏ, cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo rễ phát triển tốt. Sau đó, với cây đã lớn, nhu cầu nước thấp hơn, nhưng vẫn cần tưới đủ nước trong thời kỳ khô hanh.

Bón phân:

Cung cấp dinh dưỡng cho cây Thanh Nhãn bằng cách bón phân định kỳ. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hóa học có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, photpho, kali và các khoáng chất khác. Hãy tuân theo hướng dẫn trên bao phân để sử dụng đúng liều lượng và thời điểm.

Tạo hình cây:

Cắt tỉa cây Thanh Nhãn giúp tạo hình cây đẹp, cân đối và tạo điều kiện cho ánh sáng và gió lưu thông trong cây. Loại bỏ các cành yếu, cây chết và nhánh mọc ngang sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

Kiểm soát côn trùng và bệnh tật:

Theo dõi và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm sự xuất hiện của côn trùng gây hại và các bệnh tật như nấm, vi khuẩn. Áp dụng biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời để bảo vệ cây khỏi sự tổn thương.

Bảo vệ cây khỏi thời tiết xấu:

Trong trường hợp thời tiết đột ngột thay đổi, như gió mạnh, mưa lớn, nhiệt độ cao hay lạnh khắc nghiệt, hãy đảm bảo bảo vệ cây Thanh Nhãn bằng cách che chắn hoặc di chuyển cây vào nơi an toàn để tránh tổn thương.

Kiểm tra đất và hệ thống thoát nước:

Đảm bảo đất trồng cây có độ thoát nước tốt và không bị ngập lụt. Kiểm tra hệ thống thoát nước, như cống thoát nước và bờ bao, để đảm bảo cây không bị ảnh hưởng bởi nước ngập.

Theo dõi và quản lý mật độ trồng:

Kiểm soát mật độ trồng cây Thanh Nhãn để đảm bảo cây có đủ không gian và ánh sáng để phát triển. Tỉa bỏ cây không cần thiết, có thể thực hiện để giảm mật độ cây và tạo điều kiện tốt hơn cho cây còn lại.

Trong quá trình trồng cây Thanh Nhãn, việc áp dụng phương pháp trồng hữu cơ không chỉ giúp đạt được năng suất cao và trái sạch an toàn, mà còn giúp cây Thanh Nhãn có sức khỏe tốt và bền vững, tránh tình trạng kiệt sức nhanh chóng như khi sử dụng phân hóa học.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *