Ph Yếu Tố Quan Trọng Với Cây Trồng

Thật buồn cho những ai mới học trồng, và đã trồng được 1 thời gian. Gần đây thời tiết nam bộ bước vào mùa mưa, chúng ta vấp phải tình trạng cây vàng lá, không sinh trưởng (kể cả đang đi đọt, mới trồng 1 vài tháng , cũng như 1 năm trở lại đây. Và đặc biệt những vườn trồng thời điểm mùa khô. Vì sao lại vậy? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu ngay nhé!

1. Vì chính chúng ta

Vẫn tình trạng không nắm được kiến thức khoa học trong quy trình trồng mới và chăm sóc cây con, chỉ nghe đâu 1 ít thông tin, 1 ít kinh nghiệm thế là trồng. Trồng sầu mà chỉ nghe nói, chỉ dùng kinh nghiệm thì thực sự làm gì có những câu nói: ” em đi Bình Dương đây, em bay mấy cuốn sổ…”.

Và đặc biệt có kiểu dùng kinh nghiệm miền Tây lên chăm cây vùng Tây Nguyên, Tây Tây Nguyên, rồi kinh nghiệm Tây Nguyên đưa qua chăm cây vùng miền đông.

Kiến thức khoa học về cơ bản là áp dụng giống nhau và chỉ 1 con đường duy nhất mà các nhà nghiên cứu đã khảo nghiệm, phân tích và chọn lọc ra.

Kinh nghiệm sản xuất về cơ bản vùng nào chỉ đúng với vùng đó vì vùng khác, khác nhau về đất, khí hậu, nguồn nước…

Hơn nữa, chúng ta toàn nhìn vấn đề bằng mắt chứ không dùng tư duy để nhìn, là do quý vị không chịu học,… Hậu quả là gì? Chúng ta chỉ biết chăm chú vào lá, ngọn mà không hề biết sâu xa là gốc, rễ. Bộ lá, ngọn chỉ là kết quả của gốc rễ thôi bà con ơi, biểu hiện của lá, ngọn chỉ là thể hiện tình trạng sức khỏe và mức độ sinh trưởng của cây thôi. Chính vì vậy, chúng ta cố gắng thả lỏng, bình tĩnh nhìn nhận lại, gốc rễ khỏe thì cây mạnh, để gốc rễ khỏe chúng ta cần cải tạo đất phù hợp ngoài bản chất vốn có của đất và nước. Chăm lá, ngọn là chỉ hỗ trợ khi thời tiết không phù hợp với điều kiện tốt nhất cho cây thôi. Và 1 phần bảo vệ lá, ngọn khỏi côn trùng và vi sinh vật tồn tại trong không khí gây hại. Nhưng… không đáng sợ bằng những yếu tố phá hoại từ đất: pH, Nấm, tuyến trùng, sùng, mọt., độc tố kim loại nặng (gốc tự do). Độc tố axit hữu cơ được sinh ra từ xác bã thực vật do vi sinh vật yếm khí tạo thành..

Đa phần kỹ thuật trồng cây con như chọn giống, làm bồn, bón lót, phòng trừ sâu bệnh… có ai làm đâu.

2. Vì bản thân cây

Cây con đang ở vườm ươm, điều kiện sống lý tưởng, đưa ra môi trường khắc nghiệt, chúng cần thời gian thích nghi và không gian thuận lợi chút (đất tơi xốp, đủ ẩm, pH trung tính, 6-7, nhiệt độ 22-32⁰c…) thì khoảng 2-4 tháng sau nó phi ầm ầm à. Những cây 1 năm tuổi cũng bị là vì bộ rễ chưa khỏe, chưa phát triển đầy đủ, quý vị cũng không có biện pháp cải tạo đất, xử lý nâng pH, nấm bệnh mùa mưa…

>>>Xem thêm: Độ pH Của Đất Ảnh Hưởng Đến Sự Hấp Thu Chất Dinh Dưỡng Của Cây Trồng Như Thế Nào?

3. Đất

Độ ẩm quá cao, pH thấp, sâu bệnh trong đất. Đều không được chủ động xử lý mà cứ nhăm nhe bón bỏ, trong khi cây không hề ăn được như mong muốn…

4. Vì thời tiết

Mưa nắng thất thường, lượng mưa lớn làm chua đất và đất ngậm nước nên bộ rễ hô hấp kém, khó ra rễ non, lông hút, nên cây bị đói, khát, và ngừng sinh trưởng, vàng, chứ nguồn gốc sâu xa không bị nấm, thiếu vi lượng. Cây nó thiếu là thiếu cái hiểu biết của các bạn ấy.

Cây già cũng bị, nhưng cây già có nội sinh, có dinh dưỡng dự trữ, nước dự trữ nên nó vẫn có bản năng tồn tại.

5. Vì dùng sai vật tư chăm bón

4 điểm trên các bạn thấy đó, những ai ngộ được thì nên làm ngay những việc sau đây:

– Nâng pH đất (dung dịch hữu cơ)

Trước không bón lót thì bỏ qua luôn, dùng phân thuốc tưới ể hỗ trợ cây hoạt động sống bật rễ, đi đọt. Khi nào hồi xanh, ra được rễ non mới lại tưới phân hữu cơ cho nó.

Những cây đang đi đọt thêm thuốc rầy.

– Che phủ và tiêu úng

Nắng mưa thất thường các bạn cần phủ gốc (trừ mặt bầu cho thoáng khí) để không thay đổi đột ngột đột ẩm đất, không bị khô đất, vì bản thân đất các bạn mới trồng chưa ổn định kết cấu. 1 cơn nắng làm nó hốc, đầy kẽ hở để khí nóng luồn xuống, hô hấp ngừng, đổ ẩm thoát nhanh. Cây lấy gì nước uống?

– Hỗ trợ dinh dưỡng

Cây cần bảo vệ tế bào đang bị tổn thương bằng canxi hữu cơ cao giúp cứng vách tế bào kết hợp dùng kẽm.

– Cây đang đói cần hỗ trợ thêm vi lượng.

Dưới tưới, trên phun, 7 ngày 1 lần. Làm 2 lần nếu hồi xanh thì 15 ngày sau nhắc lại lần 3. Sau lần 3 10 ngày bón phân hữu cơ. Nếu chậm hồi, lần 3 làm luôn sau lần 2 7 ngày., lần 4…5… Phân nở chỉ bỏ cho cây đã bén (khoảng 4 tháng trở đi) và sau 4 tháng cây vẫn đơ thì nhổ bỏ (nhiều nguyên nhân) trồng mới theo quy trình chuẩn để kịp thời cùng lứa.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *