Cách Phòng Trừ Đu Đủ Bị Xoăn Lá, Vàng Lá

Quả đu đủ thơm ngon và bổ dưỡng từ lâu đã được trồng làm quả ăn và có tác dụng chữa một số bệnh khá hiệu quả. Trong quá trình sinh trưởng cây thường gặp những bệnh hại làm giảm năng suất và chất lượng quả khá nhiều. Trong đó, bệnh xoăn vàng lá hay bệnh khảm lá là loại bệnh thường gặp ở cây đu đủ. Cùng Kinh Bắc tìm hiểu chi tiết về hiện tượng xoăn vàng lá và kỹ thuật phòng trừ trong bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân khiến đu đủ xoăn vàng lá:

– Chủ yếu là do virus Papaya Mosaic Virus (PapMV).

– Do môi giới truyền bệnh trung gian như rệp và một số loài sâu chích hút khác.

Triệu chứng bệnh:

– Cây bị bệnh thường lùn và lá bị xoăn có màu không đồng nhất vàng xanh lẫn lộn, bị khảm vàng nên khả năng quang hợp giảm, làm giảm hoa trái, vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng. Nếu cây bị bệnh sớm sẽ không cho thu hoạch.

– Virus gây bệnh bám vào và phát triển khiến lá non và búp bị chuyển thành màu vàng xanh. Nếu xâm nhập vào quả sẽ khiến quả bị biến dạng và chảy nhựa thâm xanh khá xấu.

– Khi một cây bị nhiễm nhiều loài virus thì triệu chứng hỗn hợp. Khi bị nhiễm nặng thì cây ngừng lớn, có ra hoa nhưng không đậu quả, hoặc đậu trái rất nhỏ, biến dạng và bị sượng.

2. Cách phòng trừ:

– Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Việc phòng trừ bệnh virus cho đu đủ khá khó khăn so với cây trồng khác.

– Bên cạnh đó đu đủ khá nhạy cảm với thuốc hóa học, dùng thuốc BVTV nhiều rất dễ gây ra cháy lá,..

– Bệnh do virus gây ra và chưa có thuốc phòng trị hiệu quả, nên để hạn chế bệnh, người trồng cây cần lấy phòng là chính thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nguồn lây lan và kỹ thuật canh tác.Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới đạt kết quả mong muốn.

Một vài cách phòng trừ:

– Khi trồng đu đủ, cần bón lót nhiều phân hữu cơ hoai và tốt. Đu đủ rất chịu phân. Càng nhiều phân tốt cây càng mập, lá xanh đậm và nhiều, càng tạo điều kiện cho cây năng suất cao. Ngoài ra cây có tốt thì mới đủ sức để chống chịu với giá rét và sâu bệnh sau này.

– Vệ sinh các loài cây dại quanh bờ, đặc biệt lưu ý kể từ giai đoạn đu đủ trong vườn ươm.

– Trồng cây giống tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Sử dụng các giống đu đủ kháng sâu chích hút, và kháng virus.

– Tránh làm xây xát, làm tổn thương (rễ, thân, lá) cây trong quá trình trồng và chăm sóc.

– Vệ sinh chặt bỏ cây đu đủ già trong vườn, vệ sinh tàn dư những cây đu đủ hoang dại… Nếu được thì tránh trồng gần vườn đu đủ ở giai đoạn lớn, đặc biệt là giai đoạn già.

– Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh bừa bãi.

– Bón nhiều phân hữu cơ cho cây, từ đó ngăn ngừa nấm bệnh cho cây, giúp cây có sức đề kháng tốt để cây tăng trưởng mạnh.

– Duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây trong mùa nắng, có thể phủ gốc bằng cỏ khô hay xác bã thực vật. Tưới đủ ẩm đất vì cây đu đủ chỉ nhu cầu ẩm vừa đủ, rất dễ bị hại hoặc có thể chết khi úng nước.

– Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là mật độ rệp để phòng trừ kịp thời. Chủ động phòng ngừa rệp giai đoạn vườn ươm, giai đoạn cây còn nhỏ cho đến giai đoạn có hoa (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ).

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *