Cách Chăm Sóc Vườn Sầu Riêng Từ A-Z

Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây sầu riêng đã phát triển từ lâu, được quan tâm và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây, nếu được trồng và chú ý đầu tư thâm canh, chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây sầu riêng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Trong bài viết này, cùng Kinh Bắc tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng từ a-z nhé!

1. Giai đoạn khởi động (1~45ngày)

Đây là giai đoạn phát triển vỏ trái và hình thành hạt trái, trái tăng trưởng chậm về trọng lượng và kích thước.

– Giai đoạn này trái cần nguồn Nitơ cho việc hình thành tế bào mới để phục vụ hạt trái và vỏ trái gia tăng về mặt kích thước, tuy nhiên lượng cần không quá nhiều vì giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của trái khá chậm. Trường hợp Nito không được cung cấp đủ và cân đối sẽ dẫn tới hiện tượng trái chậm lớn, giật trái, rụng trái,..

Trong giai đoạn này Vật chất Carbonhydrate được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp là nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động sống của cây trồng, ngoài ra nó còn hình thành lên Cellulose, hemicellulose, lignin, polysacarit, tinh bột,… cấu trúc lên vỏ trái và hạt trái. Nước, ánh sáng, và việc bổ sung các yếu tố trung vi lượng để nâng cao hiệu suất phản ứng quang hợp trong cây trồng thời kỳ này cũng rất quan trọng.

Sự gia tăng kích thước của vỏ trái liên tục sẽ làm cho lớp màng Canxi-pectate cũ trở lên chật chội, nên trái cũng cần được bổ sung lượng Canxi hữu hiệu kịp thời để hình thành lên lớp màng Canxi-pectate mới phù hợp với kích thước hiện tại. Trường hợp Canxi không được cung cấp đủ sẽ dẫn tới hiện tượng nứt trái, rụng trái.

Quan sát bằng kính hiển vi điện tử đã xác nhận rằng canxi tạo thành Canxi-pectate với axit pectic trong thành tế bào để bảo vệ cấu trúc lớp keo trong tế bào. Khi canxi tồn tại ở dạng Canxi-pectate trong cây, nó là thành phần của thành tế bào và lớp gian bào, làm cho các tế bào liền kề liên kết với nhau và tăng độ dẻo dai của tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định cấu trúc của tế bào thực vật.

Canxi có thể duy trì tính toàn vẹn và ổn định của màng tế bào. Cả màng tế bào và màng tế bào lỏng đều bao gồm protein và chất béo, và canxi có thể ảnh hưởng đến sự sắp xếp của phospholipid màng và protein màng trên bề mặt bên trong của màng tế bào, do đó duy trì sự ổn định của cấu trúc màng).

– Sự cân bằng nội tiết tố trong cây trồng (Hoocmon thực vật) trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển cân đối của trái. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi việc cân bằng nội tiết tố trong cây trồng bị phá vỡ, một số trường hợp cực đoan như khô hạn lâu ngày, ngập úng lâu ngày ,… sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố dẫn tới rụng trái.

2. Giai đoạn tăng tốc (46~85ngày)

Giai đoạn này trái bắt đầu hình thành cơm, khối lượng hạt trái và vỏ trái cũng gia tăng nhanh chóng. Giai đoạn này trái tăng trưởng nhanh về trọng lượng và kích thước.

– Giai đoạn này trái cần Nitơ nhiều hơn cho việc hình thành tế bào mới để phục vụ hạt trái và vỏ trái gia tăng về mặt kích thước. Giai đoạn này trái cũng bắt đầu hình thành cơm nên nhu cầu Nitơ là rất lớn để duy trì liên tục quá trình nguyên sinh phân tế bào. Trong giai đoạn tăng tốc này nhu cầu Nitơ cũng cần được đáp ứng nhanh chóng để kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh về trọng lượng và kích thước của trái. Trường hợp Nitơ không được cung cấp đủ và cân đối sẽ dẫn tới hiện tượng trái chậm lớn, giật trái, rụng trái.

Trong giai đoạn này Vật chất Carbonhydrate được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp cũng là nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động sống của cây trồng, ngoài ra Carbonhydrate còn hình thành lên Cellulose cấu trúc lên vỏ trái và hạt trái, Carbonhydrate hình thành tinh bột và kết hợp với Nito tạo Protein cấu trúc lên thịt trái. Trọng lượng và kích thước trái thay đổi hàng ngày nên nhu cầu Carbonhydrate giai đoạn này lớn hơn giai đoạn khởi động, việc tính toán và duy trì được số lượng lá trên cây là vô cùng quan trọng. Bổ sung phân bón hữu cơ có thành phần Carbon hữu hiệu cũng giúp bổ sung hiệu quả nguồn Carbonhydarate cho cây trồng. Ngoài ra nước, ánh sáng, và việc bổ sung các yếu tố trung vi lượng để nâng cao hiệu suất phản ứng quang hợp trong cây trồng thời kỳ này cũng rất quan trọng.

Sự gia tăng kích thước của vỏ trái liên tục trong giai đoạn này cũng làm cho lớp màng Canxi-pectate cũ trở lên lỏng lẻo, nên trái cũng cần được bổ sung lượng Canxi hữu hiệu kịp thời để hình thành lên lớp màng Canxi-pectate mới phù hợp với kích thước mới. Vai trò của Canxi trong giai đoạn tăng tốc này cũng rất quan trọng và cần thiết như giai đoạn Khởi động.

– Sự cân bằng nội tiết tố trong cây trồng (Hoocmon thực vật) trong giai đoạn tăng tốc này cũng vô cùng quan trọng giống như giai đoạn Khởi động.

>>>Xem thêm: 4 Lưu Ý Khi Trồng Sầu Riêng Cần Phải Biết

3. Giai đoạn về đích (86~125ngày)

Giai đoạn này sau khi trái đã gia tăng tối đa về mặt kích thước, trái chuyển trạng thái tích lũy Carbonhydarate để gia tăng tối đa về mặt trọng lượng. Trong giai đoạn này trái cũng đồng thời thực hiện pha chuyển hóa Carbonhydarate thành các loại đường đơn, đường đa, Vitamin, sắc tố chất,…

– Ở giai đoạn này sau khi trái gia tăng tối đa về mặt kích thước, nguồn Nitơ cần thiết ở một mức nhất định để kết hợp cùng Carbonhydarate tổng hợp protein giúp gia tăng về trọng lượng thịt trái.

Vì ở giai đoạn này trái cũng đồng thời thực hiện pha chuyển hóa Carbonhydarate thành các loại đường đơn, đường đa, Vitamin, sắc tố chất,… nên nhu cầu về kali cũng sẽ cao hơn các giai đoạn trước.

Trong giai đoạn này Vật chất Carbonhydrate được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp cũng là nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động sống của cây trồng, ngoài ra Carbonhydrate hình thành tinh bột và kết hợp với Nito tạo Protein cấu trúc lên thịt trái. Đây là giai đoạn quyết định tới năng suất của cả vụ mùa nên việc gia tăng lượng vất chất Carbonhydrate một cách tối đa là rất cần thiết. Gia tăng vật chất Carbonhydrate có thể thực hiện được thông qua 3 con đường:

+ Tăng hiệu suất phản ứng quang hợp.

+ Bổ sung nguồn Carbonhydrate hữu hiệu (vật liệu Hypercarbon) cung cấp trực tiếp cho cây trồng thông qua lá.

+ Giảm thiểu việc tiêu hao Carbonhydrate thông qua việc tối ưu khả năng hô hấp cây trồng.

Diễn biến thay đổi nội tiết tố thực vật trong trái xảy ra ở giai đoạn này diễn ra khá rõ ràng. Cho tới khi trái đạt trạng thái tối đa về kích thước và trọng lượng thì ABA được sản sinh phát tín hiệu ức chế sinh trưởng trong trái. Ethylen nội sinh được sản sinh cùng thời điểm với ABA, khi lượng Ethylen lớn vượt trội trái chuyển trạng thái chín và rụng khỏi tầng rời.

Chú ý: Đây là quy trình mô phỏng các hiện tượng sinh lý diễn ra trong trái sầu riêng giống Monthong ở điều kiện thời tiết thuận lợi.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *