Một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày? Làm thế nào để dưỡng cơi đọt phát triển tốt? Để dưỡng cơi đọt sầu riêng hiệu quả, nhà vườn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho cây. Đồng thời, kiểm soát côn trùng và sâu bệnh để giữ cho cây luôn khỏe mạnh và phát triển. Hãy cùng Kinh Bắc tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Cơi đọt sầu riêng là gì?
Cơi đọt sầu riêng là giai đoạn phát triển mới của cây sầu riêng. Bắt đầu từ lúc mọc mầm cho đến khi lá già và chuẩn bị ra cơi mới. Trong giai đoạn này, cây tập trung dinh dưỡng nuôi nhánh, cành và lá non để phát triển thành cây sầu riêng đầy đủ, có khả năng mang trái.
2. Thời gian một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày?
Một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày? Trung bình, một cơi đọt sầu riêng hoàn thành chu kỳ phát triển từ 2 – 3 tháng. Tùy vào sức khỏe, độ tuổi của cây, điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăm sóc và giống sầu riêng.
– Sức khỏe và độ tuổi: cây càng già, cơi đọt phát triển càng chậm. – Cây khỏe mạnh, dinh dưỡng đầy đủ cơi đọt sẽ phát triển nhanh hơn.
– Điều kiện khí hậu: Ở vùng khí hậu ấm áp, cơi đọt phát triển nhanh hơn so với vùng khí hậu mát mẻ.( khí hậu lạnh).
– Kỹ thuật chăm sóc: tưới nước, bón phân, tỉa cành hợp lý giúp cơi đọt sầu riêng phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
3. Quá trình hình thành và phát triển cơi đọt
Nội dung trên đã cho nhà vườn biết được một cơi đọt sầu riêng bao nhiêu ngày. Cơi đọt sầu riêng đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất và chất lượng trái, tính từ lúc nhú mũi giáo đến khi thành lá già. Quá trình hình thành và phát triển cơi đọt được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn nhú cơi ( khoảng 10 – 15 ngày):
- Mầm non bắt đầu nhú ra ở nách lá già.
- Mầm non được cây mẹ cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng.
- Mầm non phát triển thành chồi non, lá nhỏ và có màu xanh non.
Giai đoạn mở lá ( khoảng 30 – 35 ngày):
- Chồi non tiếp tục phát triển, lá bắt đầu mở rộng và chuyển sang xanh đậm.
- Cành nhánh mới bắt đầu hình thành.
- Cơi đọt sầu riêng quang hợp và tổng hợp dinh dưỡng cho bản thân.
Giai đoạn chuyển lụa ( khoảng 1 – 1,5 tháng):
- Lá dần già, chuyển sang màu và rụng.
- Cành, nhánh phát triển và vỏ chuyển sang màu nâu.
- Lúc này cơi đọt sầu riêng hoàn thành chu kỳ phát triển và chuẩn bị ra cơi mới.
>>>Xem thêm: Tại Sao Phải Làm Già Đọt Mới Xử Lý Ra Bông Trên Sầu Riêng?
4. Quản lý cơi đọt sầu riêng
Có 2 phương pháp chủ yếu được áp dụng để dưỡng cơi đọt sầu riêng, bao gồm:
– Dưỡng cơi đọt sầu riêng theo phương pháp tác động thuận
Phương pháp tác động thuận trong dưỡng cơi đọt sầu riêng chủ yếu tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng và điều kiện môi trường thuận lợi để cơi đọt được phát triển tự nhiên. Phương pháp này phù hợp với những cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh và điều kiện khí hậu thuận lợi.
– Dưỡng cơi đọt sầu riêng theo phương pháp tác động nghịch
Phương pháp tác động nghịch trong dưỡng cơi đọt sầu riêng là sử dụng các kỹ thuật để can thiệp vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây. Nhằm kích thích cho ra hoa, đậu trái sớm và nâng cao năng suất. Phương pháp này thường áp dụng những cây yếu, khí hậu không thuận lợi hoặc muốn tăng nhanh năng suất.
5. Cách dưỡng cơi đọt sầu riêng
Dưỡng cơi đọt sầu riêng là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển cây sầu riêng. Cơi đọt khỏe mạnh giúp cây ra hoa đậu trái nhiều, trái to, đẹp, múi dày, cơm vàng và có vị ngọt. Dưới đây là một số cách dưỡng cơi đọt hiệu quả:
– Tưới nước đầy đủ: đảm bảo cây được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm cho đất. Tránh tưới quá nhiều để tránh cây gặp tình trạng ngập úng.
– Cung cấp ánh sáng tốt: Đảm bảo cây được hưởng ánh sáng mặt trời vừa đủ để cây quang hợp và phát triển.
– Bón phân hợp lý: sử dụng phân bón hữu cơ như phân rơm, phân chuồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Duy trì lớp phủ phân để giữ độ ẩm và bảo vệ đất.
– Kiểm soát sâu bệnh: Kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh. Cắt tỉa cành, nhánh bị sâu bệnh tránh lan sang cành, nhánh khác.
Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!