Thời Điểm Chặn Và Dịu Đọt Trên Cây Sầu Riêng

Dìu đọt, chặn đọt luôn là vấn đề khá đau đầu với hầu hết nông dân trồng sầu riêng. Vậy thời điểm nào cần chặn đọt sầu riêng? Chặn như thế nào? Thời điểm nào thì dìu đọt? Cùng Kinh Bắc tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Những dấu hiệu cây chuẩn bị đi đọt

Việc quản lý đọt trên cây sầu riêng giúp hạn chế cạnh tranh giữa đọt và trái, từ đó giảm thiểu tình trạng rụng trái non của nhà vườn.

Một số giống nhạy cảm như Monthong, Musang King một khi đọt sáng thì trái sẽ rụng ngay, do đó chủ động chặn là thao tác nên được tiến hành sớm.

Sau đây là một số dấu hiệu chứng tỏ cây sầu đang chuẩn bị đi đọt:

– Tất cả các lá chuyển sang màu xanh đậm, dày và có độ giòn khi gập ngang. Lúc này lá đã già và sẵn sàng cho chu kỳ đi đọt mới.

– Mũi giáo ở đỉnh đọt cao nhất có dấu hiệu xòe đuôi tôm. Điều này dễ quan sát nhất là vào ban đêm, dùng đèn rọi trên ngọn cây mũi giáo sẽ thẳng và ánh lên màu đồng.

– Dựa vào thời gian đi đọt định kỳ. Giai đoạn mang bông cây thường nhóm đọt khi bông 25 – 35 ngày. Còn mang trái thì khoảng 35 – 40 ngày và 60 – 65 ngày là thời kỳ đi đọt sinh lý.

2. Thời điểm chặn đọt sầu riêng

Chặn đọt sầu riêng là cách dùng dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng để ức chế khả năng phát triển của đọt, làm giảm hoặc dừng sự phát triển của cơi đọt trong khoảng thời gian nhất định.

– Thời điểm chặn đọt sầu riêng:

  • Đang làm bông, cây đi đọt
  • Sắp xổ nhụy cây đi đọt
  • Sau xổ nhụy cây đi đọt
  • Trái 20 ngày – Cây đi đọt
  • Trái 45 ngày – 60 ngày cây đi đọt rất mạnh – Chặn đọt liên tục đến khi đứng đọt thì thôi
  • Trái 80 ngày, cây đi đọt và có lá non.

>>>Xem thêm: Kỹ Thuật Canh Tác Cây Sầu Riêng Theo Tiêu Chuẩn VIETGAP

3. Thời điểm dìu đọt sầu riêng

Ngược lại, dìu đọt là dùng dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển và tạo sự già hóa của lá, của cơi đọt nhanh hơn.

– Thời điểm dìu đọt sầu riêng: Khi cuống bông dài từ 1 – 2cm, nếu thấy cây mẹ bị lá yếu hoặc muốn nuôi thêm 1 cơi đọt cho cây mẹ khỏe thì có thể tiến hành kéo đọt.

Lưu ý: chỉ có 1 thời điểm để kéo đọt sầu riêng là lúc cuống bông dài từ 1 – 2cm. Dài hơn thì không nên kéo vì không kịp.

Khi trái từ 1kg trở lên nếu lá yếu hoặc mong muốn cho bộ lá khỏe thì có thể tiến hành dìu đọt. Tuy nhiên, chỉ nên dìu đọt cho sầu riêng Ri6,… Đối với sầu riêng Thái và Musang King thì không nên dìu đọt trừ trường hợp rất đặc biệt được kỹ thuật viên tư vấn.

4. Lưu ý công thức chặn và dìu đọt

Để kiểm soát quá trình đi đọt nhà vườn cần kết hợp nhiều thao tác như tiết chế lượng nước và tăng cường kali bên dưới gốc ở các thời điểm nhạy cảm. Ngoài ra thì ứng dụng hoạt chất phun chặn đọt cũng rất cần thiết.

Tùy trạng thái của đọt mà công thức ứng dụng sẽ khác nhau. Ở đây có 2 trường hợp phổ biến là mũi giáo vừa sáng và đọt đã mở lá.

– Khi mũi giáo chỉ mới sáng và chưa xòe cặp lá nào thì nhà vườn áp dụng công thức gọi là chặn đọt, tức hãm không cho đọt tiếp tục phát triển.

– Còn khi lá đã sắp mở thì dùng bài dìu đọt, nghĩa là cho lá mở sớm và già nhanh lặp tức.

Các công thức có thể tinh chỉnh tùy theo giai đoạn cây và thời tiết khu vực.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *