Những Điều Cần Biết Khi Trồng Cà Chua Để Cho Thu Hoạch Sớm

Cà chua là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Từ cà chua có thể chế biến được vô số các món ăn ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt. Chính vì lẽ đó mà cà chua là một trong những thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi bà nội trợ Việt. Vậy kỹ thuật trồng cây cà chua như thế nào để đạt năng suất cao ?

1. Những điều cần biết khi trồng cà chua

1.1. Thời vụ

Cà chua là một trong những loại cây trồng có tính thời vụ, ta cần phải tìm hiểu để biết thật chính xác thời điểm gieo hạt, đảm bảo rằng cây cà chua có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể trong điều kiện thời tiết thích hợp, cho ra nhiều quả và ít sâu gây hại. Ở nước ra, có 3 vụ để trồng cà chua:

– Vụ đông xuân:

Cà chua được gieo hạt vào tháng 10 đến tháng 11 dương lịch và thời gian thu hoạch là khoảng 3 tháng tính từ thời điểm gieo hạt, tức vụ đông xuân chúng ta có thể thu hoạch cà chua vào khoảng tháng 1 – 2.

– Vụ xuân hè:

Hạt cà chua được gieo vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

 Vụ hè thu:

Gieo hạt vào tháng 6, tháng 7 dương lịch và có thể thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 9 -10 dương lịch.

1.2. Yêu cầu về đất trồng trong kỹ thuật trồng cây cà chua

Để cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao thì đất trồng cà chua cũng phải là loại đất giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp, phù hợp nhất sẽ là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa.

Nếu đất trồng là đất đã phai màu, có độ pH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 thì cần phải bón thêm vôi và bổ sung phân bón vào đất trước khoảng thời gian ít nhất là một vài tuần trước khi tiến hành gieo trồng.

Trồng cà chua tốt nhất nên trồng theo luống, mỗi luống có chiều rộng khoảng 110 – 120 cm, rãnh rộng ít nhất từ 20 – 25 cm theo hướng Đông – Tây. Mùa hè mưa nhiều, chính vì thế trong vụ hè ta nên làm luống cao hơn để tránh hiện tượng ngập úng khiến cây thối rễ và chết.

1.3. Mật độ trồng, thời gian trồng

– Mật độ trồng:

Khi trồng hoặc gieo hạt cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hàng với hàng là 80cm, cây cách cây từ 40 – 60cm hoặc rộng hơn tùy vào loại giống.

– Thời gian trồng:

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cà chua trong ngày chính là vào buổi chiều, từ 3 – 5 giờ đối với mùa đông còn mùa hè thì có thể tiến hành muộn hơn sau khi nắng tắt. Và cũng nên chọn những ngày thời tiết mát mẻ, không nắng gắt hoặc mưa nhiều để cây giống sinh trưởng và phát triển tốt.

2. Chi tiết kỹ thuật trồng cây cà chua

2.1. Trồng bằng hạt

– Xử lý hạt trước khi gieo:

Đun một ấm nước sôi, pha nước theo tỷ lệ 3 nóng: 2 lạnh rồi đổ hạt cà chua vào chậu nước, ngâm khoảng 3 tiếng rồi vớt ra, đổ hạt vào một chiếc khăn vải mỏng ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ đến khi thấy hạt bắt đầu nứt nanh thì đem gieo.

– Gieo hạt:

Gieo hạt vào từng hốc đã được phân chia sẵn khoảng cách theo một mật độ trồng nhất định (đã đề cập đến ở phần trên). Sau đó phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt. Bạn nên làm một giàn che đơn giản bằng nilong để bảo vệ cho hạt giống nảy mầm và phát triển tốt, không bị chuột hay sâu bọ cắn phá.

– Giá thể:

Giá thể thường được làm bằng xơ dừa đã qua xử lý. Thường dùng để phủ lên trên bề mặt của hạt giống sau khi gieo, có công dụng dự trữ nước, giữ nhiệt, tăng độ ẩm và giúp trao đổi không khí.

>>>Xem thêm: Cách Trồng Cà Chua Vụ Đông Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

2.2. Trồng bằng cây con

– Làm đất trồng:

Để trồng cà chua bằng cây con, trước khi trồng, đất trồng cần được cào cuốc cho tơi xốp và đánh thành các luống để sau khi trồng, rễ cây có thể dễ dàng bám chắc vào đất và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Làm luống cũng giúp cho việc trồng và chăm bón cây được dễ dàng và thuận lợi hơn.

– Kỹ thuật trồng cà chua bằng cây con:

Cây con khi trồng thường có chiều cao từ 10-20 cm. Khi trồng, xới nhẹ một ít đất tạo thành một hố nhỏ đường kính 5cm và độ sâu khoảng 4cm.

Sau đó đặt cây cà chua giống vào giữa, vun đất trồng lên trên đến khi đất cao đến nửa thân cây thì ngừng, từ từ dí nhẹ đất vào gốc cây cho chắc và tưới thêm một chút nước. Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong một luống để tiện cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch.

2.3. Chăm sóc cây cà chua

– Tưới nước:

Trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày sau khi trồng cà chua, bạn phải thường xuyên tưới nước đều đặn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Lượng nước tưới chỉ cần vừa đủ, khi tưới nước chỉ nên tưới từ phần thân cây trở xuống, hạn chế tưới vào lá để ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh gây hại lá.

Sau đó, khi cây lớn dần lên thì lượng nước tưới cần phải tăng lên để đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt, không bị khô héo hay còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng. Quãng thời gian cây cà chua ra hoa đậu quả thì cần rất nhiều nước, nên cần tăng cường lượng nước cung cấp cho cây để cây khỏe mạnh, quả đậu được nhiều hơn và không bị khô héo.

Khi trời nắng nóng, có thể đắp lên gốc cây một ít rơm rạ để giữ nước. Khi gặp mưa nhiều cần dùng nước vo gạo tưới cho cây để quả không bị nứt.

– Phân bón:

Cà chua là một loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên công đoạn bón phân cần được chú trọng trong các khâu của kỹ thuật trồng cà chua. Khi cây đang trong giai đoạn phát triển thân và cành, ra hoa và đậu quả thì cần bổ sung thêm phân kali cho đất.

Đến giai đoạn cây đang mang quả, rất cần nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả, chính vì thế đây là thời điểm để bổ sung đạm cho đất để quả to và mọng nước.

– Vun xới:

Công việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa và đậu quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải tiến hành vun gốc 2 lần, trong đó một lần là sau khi trồng khoảng 10 ngày và lần còn lại cách lần đầu tiên 1 tuần.

– Phòng trừ sâu bệnh:

Để phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh gây hại, cần phun thuốc Vertimex từ 40 ngày sau trồng và định kỳ 15 ngày một lần. Để phòng héo do nấm thì cần phun Score khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày.

Khi phát hiện những cây cà chua có dấu hiệu héo xanh, cần nhổ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột để tránh bị lan nhiễm ra các cây khác. Trước thời điểm thu hoạch khoảng một vài tuần, không được phun bất cứ một loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

– Làm giàn:

Thân cây cà chua khá là mềm yếu và dễ đổ, chính vì vậy sau khi trồng được 2 tháng cần phải làm giàn để đỡ thân cây. Cách làm giàn đỡ giản nhất là:

+ Dùng 4 thân cây tre hoặc nứa có chiều cao khoảng hơn 1m cắm xuống đất tạo thành hình cột trụ.

+ Sau đó dùng một chiếc dây thừng to và chắc cột làm 3 đoạn, mỗi đoạn cách nhau khoảng 33cm bao quanh bên ngoài cột trụ.

+ Dùng một vài sợi dây mỏng cố định thân cây cà chua với giàn leo. Như vậy khi gió bão cây cà chua sẽ không bị nghiêng gãy hoặc bật gốc.

– Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá già:

Mục đích của việc bấm ngọn và tỉa cành lá già là để giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Thời gian cắt tỉa thường diễn ra sau khi cây ra hoa, tìm tất cả những chồi nhỏ mọc ở nách lá nơi cành và thân giao nhau, chồi to thì giữ lại đồng thời loại bỏ phần lá già bên dưới gốc.

Còn với những phần lá thừa phía trên, nên đợi đến khi hoa cà chua ngả vàng thì mới tiến hành cắt tỉa bớt.

– Thu hoạch: Khi quả cà chua bắt đầu chuyển sang màu đỏ và khi sờ thì cứng, không dập nát thì ta bắt đầu thu hoạch được. Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng hái và xếp quả vào rổ hoặc các thùng nhỏ. Bảo quản cà chua ở những nơi khô ráo và thoáng mát, ngay sau khi thu hoạch cần nhanh chóng đem đi tiêu thụ vì đây là loại quả không giữ được lâu.

2.4. Chăm sóc sâu bệnh và bón phân theo từng thời điểm

Bón lót:

Sử dụng phân bón hữu cơ Organ Max 1 hũ 800g pha 1.500 lít nước tưới đều các gốc

Bón thúc:

Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa (khoảng 1 tháng từ khi trồng) sử dụng phân bón hữu cơ Organ Max kết hợp bộ kích rễ thân lá Kinh Bắc

Các bệnh thường gặp:

Bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh đốm quả, bệnh xoắn lá.

Phòng ngừa bệnh bằng quy trình sử dụng chế phẩm sinh học:

Khi cây được 3 lá thật: sử dụng trừ nấm BKill hoặc Mancozeb Xanh phun đều ướt đẫm lá. Định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng các bệnh trên.

Khi phát hiện bệnh :

  • Bệnh héo xanh:  Phun phủ đều chế phẩm BKill 1 gói 200g pha 240 lít nước
  • Bệnh sương mai, thán thư, đốm vi khuẩn, đốm quả: Phun lá Bkill hoặc Mancozeb Xanh
  • Bệnh xoắn lá: Sử dụng Bkill hoặc Mancozeb Xanh phun lên cây bị bệnh.

Nếu cây bị diện rộng nên sử dụng quy trình sau 5 ngày.  

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *