3 Lý Do Nhà Vườn Chọn Dìu Đọt

Lý do quyết định dìu đọt vụ mùa này do nhận thấy những ảnh hưởng từ việc chặn đọt mà bà con khác đã áp dụng 2 năm liên tục trước đó, và năm vừa rồi chúng tôi kéo đọt không kịp nên đành phải chặn đọt đến 7 lần.

Bởi khi chặn đọt tức là không cho cây ra đọt non bà con phải phun lên lá các loại phân bón chứa hàm lượng lân, kali khá cao và liên tục trong thời gian dài do đó sẽ làm cây mất sức, dàn lá xơ xác, năng suất giảm hoặc cây dễ bị bệnh thậm chí là chết sau thu hoạch nếu như không được phục hồi đúng cách.

Sau 2 năm Kinh Bắc rút ra được 3 kinh nghiệm xương máu cho bản thân trong hành trình chinh phục cây sầu riêng như sau:

✅ Thứ nhất: Với những cây có bộ lá dày, lực thì cây sẽ rất khó đi đọt và thời gian để kéo đọt cũng sẽ dài hơn rất nhiều, nhưng ngược lại đối với những cây có số lượng lá vừa đủ thì cây sẽ dễ đi đọt hơn thời gian kéo cơi được rút ngắn. Do đó, vụ mùa năm nay anh đã chủ động cắt tỉa cành lá hợp lý để cây đi đọt dễ dàng hơn đồng thời giúp ánh sáng mặt trời được len lỏi sâu đến phần gốc sầu riêng giúp việc tạo khô hạn thuận lợi.

✅ Thứ hai: Khi đã áp dụng biện pháp chặn đọt thì quá trình đi dinh dưỡng nuôi trái cũng phải cân nhắc rất nhiều so với phương pháp dìu đọt vì chỉ cần một lượng nhỏ phân bón dư hay gặp mưa trong quá trình nuôi trái sẽ khiến cây bung đọt mạnh gây rụng trái non hàng loạt và khi bung đọt theo sinh lý tự nhiên thì phải sử dụng các loại hoocmon ức chế sinh trưởng như etylen ở liều cao để ức chế những rất dễ gây mất diệp lục tố ở lá, gây cong và phá hủy lá.

✅ Thứ ba: Phải làm già lá trước khi xổ nhụy bằng các loại phân bón chứa thioure hay lân và kali cao hoặc các hoocmon ức chế sinh trưởng như etylen, paclobutrazole, uniconazole, hexaconazole. Mỗi chất đều có những mặt tác hại riêng như:

❌ Thioure: Đây là chất đạm 3 giúp cây hấp thu cực kỳ nhanh, nó phá miên trạng để cây ra hoa nhanh. Nhưng kèm theo đó nồng độ không đúng thì nó rất dễ gây cháy mầm, cháy đọt non và rụng lá già trên sầu riêng.

❌ Lân và kali cao: Điển hình rõ nhất là MKP

– Ưu điểm làm lá già nhanh và khá an toàn (nếu đúng MKP chuẩn), khuyết điểm của nó là nếu lạm dụng quá mức thì dễ bị cháy lá và vàng gai nếu như phun trúng vào trái non.

– Lưu ý không sử dụng KNO3 để làm già lá vì khi bổ sung qua lá gốc đạm nitrat (NO3) sẽ được hấp thu trước vô tình cung cấp đạm nuôi các lá non và khi kali được hấp thụ thì quá trình cạnh tranh giữa đọt non và trái non đã xảy ra và gây rụng trái nên Kali lúc này không còn phát huy tác dụng như bà con mong muốn.

❌ Hoocmon ức chế sinh trưởng: Mỗi chất sẽ có các cấp độ khác nhau, đối với etylen ức chế bằng phương pháp tạo khí etylen nội sinh thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh già, khi xử lý etylen thì nó làm cho quá trình lão hóa đọt nhanh giúp hạn chế việc rụng trái nhưng gai nó sẽ vàng, khó làm xanh da sau này.

– Đối với paclobutrazole, uniconazole đây là những chất ức chế sinh trưởng phổ biến nhất để xử lý ra hoa nghịch mùa nên bà con miền Tây sử dụng là nhiều, cách này chỉ phù hợp với miền Tây vì khí hậu ôn hòa, lượng nước đầy đủ, lượng hữu cơ từ phù sa bồi đắp tự nhiên khá nhiều nên sau khi nó tác dụng thì nước và phù sa sẽ giảm bớt độc tố của nó.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *