Cách Trồng Nho Thành Công Ngay Từ Vụ Đầu Tiên

Nho là cây ăn quả có nhiều dinh dưỡng, ngoài làm cây ăn quả thì nho còn dùng để làm nước giải khát, ủ rượu. Cây nho chỉ ưa khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp… Cách trồng nho về cơ bản là không khó. Song để nho cho ra quả đúng thời điểm, cho năng suất cao thì lại là vấn đề khác. Bài viết dưới đây Kinh Bắc có thể giúp bà con nắm rõ quy trình trồng và chăm sóc để có giàn nho tốt, mọng quả và ngọt nhất.

1. Giống nho

Hiện nay có nhiều giống nho được nhân giống thành công và cho năng suất cao đã được trồng ở Việt Nam: như giống nho ăn tươi NH01-93, NH01-48, NH01-96, giống Cardinal (nho đỏ) và giống nho làm nguyên liệu cho chế biến rượu NH02-90.

2. Thời vụ trồng nho

Nên trồng nho vào tháng 11,12 và tháng 1 năm sau.

Cách trồng nho tốt nhất là sau khi mùa mưa vừa kết thúc.

3. Chuẩn bị đất trồng nho

Trồng trên đất cát hoặc đất thịt, hoặc cả trên đất lẫn sỏi đá, khu vực sườn đồi đều có thể lựa chọn. Yêu cầu trong cách trồng nho cần đầu tư phân khoáng, phân hữu cơ. Tiến hành tưới nước đầy đủ, đất có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra yêu cầu về độ pH thích hợp cho đất trồng nho là 6.5-7. Nên bón lót thêm phân bón hữu cơ ủ hoai mục từ 8-10kg trước khi tiến hành đào hố trồng cây.

4. Tiến hành nhân giống

Việc nhân giống có nhiều cách khác nhau để áp dụng: từ cắm cành, chiết hoặc ghép. Mỗi cách trồng nho có những yêu cầu, những đòi hỏi khác nhau bà con phải áp dụng và tuân thủ đầy đủ

  • Thực hiện cắm cành: Chọn hom (cành) ở những gốc nho trẻ, khỏe, không hay ít bệnh. Lấy hom nho ở chân cành to bằng bút chì hoặc hơn. Hom cắt cành dài khoảng 20cm có 3,4 mắt. Đánh dấu đầu dưới và đầu trên hom để cho khỏi lẫn, ví dụ bắng các vết cắt khác nhau. Buộc hom thành từng bó nhỏ, chiều dài gần bằng nhau, có chân hom phải cùng về một phía. Dùng giấy nilon buộc mùn cưa ẩm cho bọc quanh chân hom rồi đặt vào một chỗ mát, có bóng râm nhẹ một hay hai tuần lễ khi mô sẹo sẽ thành hình, mắt bắt đầu nở thì đem cắm
    vào bịch. Đất bịch gồm 1 phần cát, 1 phần phân mùn và một phần đất mặt tưới giữ ẩm, phun thuốc trừ sâu bệnh nếu cần. Khoảng sau một tháng có thể trồng vào vị trí cố định.
  • Thực hiện chiết: Chỉ cần trồng bằng cành chiết khi có một số cây trong vườn bị chết, đợi cắm cành thì quá lâu, không theo kịp những cây đã trồng từ trước. Chọn cành khá to đường kính khoảng 12mm, bóc đi một khoanh vỏ dài 2-3cm, cạo cho hết tầng sinh gỗ rồi bó lại như thường lệ. Nho ra rễ nhanh, chỉ cần một tháng là có thể cắt, đem giâm vào bầu hoặc trồng thẳng.
  • Thực hiện ghép: Ghép mắt hoặc hình khiên hoặc hình cửa sổ đều dễ. Ghép cành trên gốc ghép đã chẻ đôi dọc theo tâm gốc cũng dễ sống. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chưa có yêu cầu ghép, vả lại cũng chưa ai biết trong điều kiện nhiệt đới Việt Nam, giống nho nào dùng làm gốc ghép thì tốt.

>>>Xem thêm: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nho Sai Quả

5. Cách trồng nho

Khi tiến hành trồng, đào hố chính giữa với kích thước bằng bầu, đặt cây và lấp đất lại. Cần chú ý rằng phải tưới đẫm nước ngay sau khi trồng để cây có được điều kiện phát triển tốt nhất

6. Tưới nước

Đối với cây nho rễ chính là nơi dự trữ chất dinh dưỡng, nó vô cùng mẫn cảm với tình trạng thiếu ôxi. Bởi thế, cách trồng nho hiệu quả là phải đảm bảo thoát nước tốt.

Không để nho rơi vào trạng thái bị úng là điều cần được đảm bảo. Lúc đó, cây sẽ việc phát triển tốt, khỏe mạnh, không có tình trạng chết cây xuất hiện.

Việc tưới nước, hay phân bón cho cây là điều cần được xem xét, tuân thủ theo đúng kỹ thuật mới giúp năng suất trồng nho đạt được kết quả như ý.

Việc tưới nước lúc này cũng cần phụ thuộc trực tiếp và chủ yếu vào điều kiện thời tiết trong từng giai đoạn. Đối với mùa nắng tưới nhiều, mùa mưa có thể tưới ít, thậm chí không cần tưới

  • Đối với cách trồng nho trên đất cát thì 5-7 ngày tưới một lần. Đối với thời điểm ra lá, hoa và nuôi quả thì tần suất là 3-5 ngày một lần tưới nước
  • Đối với cách trồng nho trên đất thịt thì tần suất tưới cần ít hơn. Trong đó thông thường là 10-15 ngày tưới một lần là thích hợp

7. Kỹ thuật xới xáo

Xới xáo thực hiện giúp làm cỏ dưới giàn nho, không để mặt đất phơi ra nắng, đảm bảo không để tình trạng đóng vàng mỗi lần tưới nước. Thực hiện xới xáo cho đất mỗi vụ một lần để phá bỏ đi rễ cũ. Đồng thời tái tạo rễ mới được tiến hành. Trong quá trình xới xáo thì việc bón phân, trộn phân vào đất cần thực hiện để nâng cao hơn nữa dinh dưỡng có trong đất. Cung cấp đầy đủ cho cây khi trồng.

8. Cho nho leo và cắt tỉa

Trong cách trồng nho thì kỹ thuật cho nho leo, hay cắt tỉa cũng cần tìm hiểu và áp dụng đầy đủ, chuẩn xác. Lúc đó việc có thể tạo điều kiện phát triển lý tưởng nhất cho cây nho được đáp ứng tốt.

Kỹ thuật cho nho leo vô cùng đơn giản, chúng ta chỉ cần sử dụng sào, cọc gỗ với độ lớn bằng ngón tay cái cắm gần vị trí gốc nho, theo chiều thẳng đứng để tạo điều kiện cho thân nho leo lên.

Lúc này chọn ngọn khỏe nhất và buộc trực tiếp vào cọc để việc leo lên giàn của cây thuận lợi, hiệu quả. Ngoài ra, đối với những ngọn phụ, nhánh nhỏ thì sau đó được cắt tỉa toàn bộ, sát tới tận nách lá để dinh dưỡng tập trung nuôi thân chính.

Tới thời điểm ngọn chính của cây nho leo tới giàn thì lúc này thực hiện ngắt bút sinh trường để cành cấp 1 có điều kiện phát triển. Mỗi gốc nho thông thường chỉ để lại từ 2-3 tay, hoặc có thể là 4 tay tùy thuộc trực tiếp vào từng giống nho để có thể đưa ra quyết định thích hợp nhất

9. Bón phân

Trước khi tiến hành trồng nho việc bón lót cần được thực hiện, liều lượng cụ thể là sử dụng phân hữu cơ Organ Max cho xuống hố trước khi trồng

Bón dung dịch với 40gram phân và 10 lít nước tưới đều lên khu vực gốc nho sau khoảng vài tháng cây được trồng xuống mặt đất

Sau vài tháng tiến hành rạch rãnh, tưới và bón phân cho nho được thực hiện khoảng 50kg/ha. Cần chú ý rằng mỗi khi rải phân xong cần tiến hành lấp đất cho phẳng lên khu vực rãnh

Thời điểm trước khi cắt cành cho cây nho tiến hành dùng phân bón NPK với liều lượng 100kg/ha, ngoài ra tiến hành phun phân bón cho lá, thường sử dụng phân đầu trâu

Trong thời gian cây ra trái việc bón phân NPK cần tiếp tục thực hiện với liều lượng là 100kg/ha, tiếp tục phun thêm phân bón lá

Khi trái nho lớn với kích thước bằng đầu ngon tay út thì lúc này bón phân NPK với lượng cụ thể là 150kg/ha, phun thêm phân bón lá better KNO3

Việc thu hoạch sau khi hoàn thành thì lúc này xới đất, bón thêm phân hữu cơ Organ Max và phân NPK thực hiện đầy đủ để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong đất cho vụ sau cung cấp cho cây nho.

10. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng nho

Sâu bệnh xuất hiện trên cây nho khá nhiều đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật, kiến thức để phát hiện kịp thời. Trong đó, cách phòng trừ sâu bệnh cho cây nho cần chú ý với một số bệnh thường gặp như:

  • Trừ rầy, rệp sáp hại cây: với dấu hiệu là ngọn cây bị héo, co lại, quả nhỏ và có tình trạng nứt. Lúc này việc sử dụng Siêu Rầy Rệp, Top 1,… và phun trực tiếp lên cây cần thực hiện càng sớm càng tốt
  • Trừ bệnh phấn trắng: trên cây sẽ xuất hiện những đốm nhỏ có màu xanh hoặc vàng, đồng thời được bao phủ bởi lớp bột có màu trắng, khá dày đặc. Đối với bệnh này của cây nho thì sử dụng trị nấm BKill phun trực tiếp cho cây, đồng thời tiến hành rắc vôi bột cần thực hiện kịp thời, xử lý triệt để.
  • Trừ bệnh nhện đỏ: những chồi mới của cây khi bị nhện tác động sẽ hút nhựa khiến chồi cây bị hỏng, cháy và khó phát triển được. Sử dụng Bestkill phun kịp thời sẽ tiêu diệt được loại nhện hại cây này
  • Trừ sâu đục thân, sâu đục cành: những lỗ sâu đụng bị đùn gỗ, mùn cưa khá dễ dàng phát hiện và cần được xử lí sớm để tránh gây hại cho cây. Trong tình huống này, chúng ta sử dụng Bestkill phun trực tiếp vào vị trí sâu đục để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.
  • Cách điều trị mốc sương: dấu hiệu nhận biết tình trạng này khá đơn giản là khi trên lá nho có những vết màu vàng tại mặt dưới của lá. Sử dụng thuốc BKill hoặc Mancozeb Xanh phun cho cây nho giúp việc điều trị bệnh được thực hiện thuận lợi

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu, được giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *