Chăm Sóc Cây Cà Phê Mang Trái Vào Mùa Mưa

Trải qua đợt nắng nóng, khô hạn kéo dài của mùa khô, bước vào mùa mưa cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của cành chồi do đó việc chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời điểm đầu mùa mưa là rất quan trọng góp phần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tạo bộ khung cành phát triển khỏe mạnh cho các vụ mùa kế tiếp. Quá trình phát triển của cây cà phê được chia ra làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn phát triển quả non là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Giai đoạn này quả cà phê cần lượng dinh dưỡng cao, hơn nữa vào thời điểm này các loại dịch hại đặc biệt là nấm bệnh tấn công nhiều nhất vì vậy việc chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa hiện tượng rụng quả cà phê.

Do trải qua mùa khô kéo dài và khá khắc nghiệt sẽ làm cho cây cà phê bị rụng lá, nhiễm một số loại bệnh như rỉ sắt, đốm mắt cua… Bước vào mùa mưa, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời rất quan trọng giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi nuôi dưỡng trái non. Nhằm giúp cây cà phê có năng xuất ổn định, chất lượng tốt ngay từ đầu mùa mưa bà con cần chú ý bổ sung phân bón theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại phân, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm.

Việc bổ sung phân bón đợt đầu mùa mưa rất quan trọng; ở lần bón này yêu cầu phân có hàm lượng cao nhất là Đạm (P), sau đó là phân Lân (K) và cuối cùng là Kali (K). Lượng bón tùy thuộc vào cụ thể của từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê với khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây. Việc sử dụng phân đơn hay phân trộn tùy thuộc vào nhu cầu của cà phê. Tuy nhiên do cách phối trộn phân đơn của bà con thường không đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng cho cây cà phê nên bà con sử dụng phân trộn (N.P.K) sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu tốt, tỷ lệ đậu trái cao, trái to nhân chắc làm tăng năng suất chất lượng cà phê.
Ngoài việc bón phân vô cơ, việc bón phân hữu cơ cho vườn cây cần được quan tâm, đây là loại phân không thể thiếu. Phân hữu cơ có những đặc tính mà phân hóa học không thể có được, khi bón vào đất ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, phân hữu cơ còn cải tạo được lý hóa tính, sinh tính đất tức là cải thiện môi trường đất. Phân hữu cơ còn có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân hóa học. Lượng bón phân hữu cơ từ 10-15 kg phân chuồng/cây, 2 năm bón một lần, hoặc dùng các loại phân hữu cơ chế biến bón từ 2-3 kg/cây/năm
Kỹ thuật bón: Kỹ thuật bón phân cũng là vấn đề mà bà con cần quan tâm. Cây cà phê có rễ hút dinh dưỡng nằm ở độ sâu  từ 0 đến 20cm, bởi vậy nếu bón phân quá nông thì phân dễ thất thoát do bốc hơi hoặc rửa trôi; bón sâu quá khi gặp mưa lớn phân sẽ thấm sâu xuống dưới rễ cây, cây không hấp thu được. Vì vậy bà con nên cào lớp lá xung quanh gốc cà phê bón phân rải quanh tán cây rồi cào nhẹ lớp lá phủ lên bề mặt nhằm chống thất thoát lượng phân đã bón.
Lượng bón:
Với cây cà phê kinh doanh có thể bón một trong các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

  • Phân NPK 18-14-7-13S + TE:  Bón từ 550 – 750 kg/ha
  • Phân NPK 16-16-8-13S + Bo + TE: Bón từ 500 – 700 kg/ha
  • Phân NPK 17-14-7-13S + TE: Bón từ 550 – 750 kg/ha

Nếu vườn cà phê có năng suất cao hơn 4 tấn nhân nên bón tăng cường. Cứ 1 tấn nhân tăng thêm bón thêm khoảng 300- 400kg phân NPK hỗn hợp/ha.

>>>Xem thêm: Tăng Năng Suất Cà Phê Nhờ Phân Bón Hữu Cơ Organ Max

Trong bón phân, chăm sóc cà phê vào đầu mùa mưa bà con cần lưu ý những điểm sau :

1. Cắt tỉa cành tạo hình làm thông thoáng vườn cây.
2. Có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.
3. Bổ sung dinh dưỡng khi thấy có mưa đều, nên bón khi đất đủ ẩm.
4. Nên sủ dụng các loại phân trộn có hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ, cân đối.
5. Ngoài phân vô cơ, cần bổ sung đầy đủ phân hữu cơ.
Đầu mùa mưa, ngoài bón phân bà con cần lưu ý việc cắt tỉa cành, tạo tán. Bà con phải rong tỉa cây che bóng, phải cắt bỏ chồi vượt, cắt cành tăm, làm cỏ quang gốc; tận dụng hết các tàn dư cây thực vật từ cây cà phê, cây che bóng… để ép xanh, đó là lượng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh, cần phải giữ được bộ lá sạch bệnh bằng biện pháp bảo về thực vật. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cà phê và có ảnh hưởng đến năng xuất chất lượng và mức độ chín tập trung của cà phê.
Việc chăm sóc tỉa cành, tạo tán, làm thông thoáng vườn cây, có biện pháp quản lý sâu bệnh hại, đông thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ đầu mùa mưa, sẽ giúp người trồng cà phê bảo vệ thành quả của mình, giúp quả cà phê tăng nhanh về kich thước tích lũy chất khô, tăng cành dữ trữ cho vụ sau, tránh hiện tượng rụng trái; giúp tăng năng suất, chất lượng hạt cà phê.

Chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *