Kỹ Thuật Trồng Cam Vinh

Khi trồng cam Vinh để cây cho sản lượng, chất lượng cao, người trồng cần lưu ý một số kỹ thuật chăm bón sau:

  1. Bón phân

Cần bón phân cân đối các nguyên tố dinh dưỡng, đủ vi lượng cây mới sinh trưởng khoẻ, sung sức, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, bền cây và cho thu hoạch cao.

Căn cứ vào tuổi cây, chất đất và sản lượng quả cho thu hoạch mà định lượng phân bón cho phù hợp.

Lượng phân bón tính cho 1 cây/năm như sau:

  • Cây từ 1- 3 tuổi: + Phân chuồng hoai mục: 10-15 kg
  • Super lân: 3-4 kg
  • Đạm ure: 2-3 kg
  • Cách bón: Toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai mục bón 1 lần vào cuối năm bằng cách xẻ rãnh xung quanh tán sau đó rắc phân và lấp đất. Phân Lân và đạm chia ra 4-5 lần bón vào các đợt cây nhú lộc, có thể hòa vào nước để tưới cho cây hoặc rắc xung quanh gốc sau đó rưới nước.
  • Cây từ 4 trở lên: + Phân chuồng hoai mục: 30-40 kg
  • Super lân: 4-6 kg
  • Đạm ure: 1-2 kg
  • Kali clorua: 1,5-2 kg
  • Cách bón: – Toàn bộ phân chuồng và 50% phân lân bón sau thu hoạch
  • Tháng 4-5 bón 50% phân lân + 40% phân đạm
  • Tháng 6-7 bón 30% phân đạm + 30% phân kali
  • Tháng 8-9 bón 20% phân đạm + 30% phân kali
  • Tháng 10-11 bón 10% phân đạm + 40% phân kali

Chú ý: Các loại phân rắc cách gốc từ 30-50cm, phủ một lớp đất mỏng, rơm rác, tưới nước. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc.

Có thể thay phân đạm, lân, kali đơn bằng các loại phân tổng hợp NPK Lâm thao, Việt nhật hoặc Đầu Trâu…tỷ lệ N:P:K chọn phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây, của quả trên cây theo nguyên tắc giai đoạn quả nhỏ nên bón các loại phân chứa hàm lượng lân nhiều, giai đoạn quả to và chuẩn bị thu hoạch nên bón các loại phân chưa hàm lượng kali nhiều, đạm ít.

Ngoài lượng phân bón vào gốc, cần thường xuyên bổ sung các nguyên tố vi lượng như: Bo, Fe, Zn…Kinh Bắc gợi ý bà con dùng Bộ Dưỡng Thân, Rễ Kinh Bắc giúp cây trồng khỏe mạnh, xanh lá, vọt đọt, giảm sâu bệnh. Hạn chế cộng phân bón lá với các loại thuốc bệnh, nhất là các loại thuốc gốc đồng.

  1. Tỉa cành tạo tán

Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.

Tỉa các cành già cỗi, sâu bệnh, cành tăm, cành khô, tạo điều kiện cho tán cây thông thoáng. Tạo cành cấp 1, cấp 2 cho cân đối và đều các hướng để tận dụng ánh sáng và nâng cao năng suất.

  1. Bón thúc nuôi quả

Khi quả lớn cỡ quả bóng bàn bắt đầu bón thúc bằng các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương… đem ngâm chua 1-2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng nên bón thêm phân kali dạng KCl để tăng thêm độ ngọt và màu sắc đẹp. Đồng thời sử dụng Bộ Dưỡng Quả Kinh Bắc, giúp quả bóng, đẹp mã, bán được giá cao hơn.

  1. Neo giữ quả

Duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt hạn chế bón nhiều phân đạm hóa học và luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60-70% sẽ giữ được quả trên cây từ 1,5-2 tháng mà chất lượng, mã quả vẫn đảm bảo, bán được giá cao.

Trên đây là kỹ thuật trồng cam vinh, Kinh Bắc chúc bà con có một vụ mùa bội thu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *