Phân bón hoá học là giải pháp được nhiều người ưa chuộng khi cần bổ sung chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng phân hóa học cũng đã và đang gây ra những tác hại cho môi trường sống xung quanh chúng ta. Tác hại của phân bón hóa học là gì? Cùng nông nghiệp Kinh Bắc tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây! Ngoài ra, Kinh Bắc còn đưa ra thêm các mẹo hạn chế tác hại của phân bón hoá học.
1. Phân bón hóa học là gì?
Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ là muối khoáng thu được thông qua các quá trình vật lý và hóa học có chứa chất dinh dưỡng để bón cho thực vật và được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
Thành phần chính trong phân bón hóa học được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học chính N, K, P, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn…
Phân bón bao gồm các loại chính như: Phân Đạm, Lân, Kali, Phân Phức Hợp, Phân Hỗn Hợp và Phân Vi Lượng.
2. Những tác hại của phân bón hóa học khi bị lạm dụng quá nhiều
Phân bón hóa học thường được sử dụng cho nông nghiệp, kích thích tăng trưởng cho cây trồng, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, phân bón hoá học đang được sử dụng một lượng lớn mỗi năm và là vật tư không thể thiếu đối với nông dân. Đây là một vấn đề đáng báo động cho môi trường khi phân bón vô cơ đang bị lạm dụng quá mức. Vậy tác hại của phân bón hoá học ảnh hưởng đến đời sống chúng ta như thế nào?
2.1. Tác hại của lạm dụng phân bón hóa học đối với đất
Sử dụng quá nhiều phân hóa học làm phá vỡ cân bằng tự nhiên của môi trường đất
- Khi các hóa chất độc hại được hấp thụ vào đất, lượng axit trong đất tăng lên, làm cho đất trở nên chua và bạc màu.
- Độ chua của đất tăng dẫn đến độ pH của môi trường đất giảm, làm thay đổi môi trường sống trong đất. Các sinh vật tự nhiên có lợi trong đất bị biến đổi môi trường sống dẫn đến không phù hợp và chết dần, làm cho đất dần mất đi độ tơi xốp, kém màu mỡ và tích tụ nhiều kim loại nặng.
- Đất bạc màu bị thay đổi lý tính và không thể sử dụng cho canh tác hoặc cây trồng còi cọc, kém chất lượng hoặc không có sản phẩm sau thu hoạch.
2.2. Tác hại của phân bón hóa học đến nguồn nước
Các chất vô cơ trong phân bón thường tan nhanh trong nước.
Khi được bón xuống đất, hóa chất được nước thấm qua đất rồi đi vào sông suối gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước.
Phân bón hóa học hòa tan lâu dài trong nước sẽ gây ra hiện tượng Phú Dưỡng Hóa. Hiện tượng này làm nước chuyển sang màu xanh lục, thối rữa, sủi bọt và bao phủ bề mặt bằng tảo, giết chết các sinh vật sống dưới nước.
Không chỉ vậy, khi sử dụng nguồn nước nhiễm hóa chất này sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm hòa vào nước sinh hoạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe. (một trong những nguyên nhân gây ung thư phổ biến nhất hiện nay)
2.3. Lạm dụng phân bón hóa học làm mất cân bằng sinh thái
Từ việc làm ô nhiễm nguồn đất và nguồn nước như trên thì các vi sinh vật tốt trong đất và nước sẽ bị suy thoái rồi chết đi. Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết có trong tự nhiên. Cây bị sốc và rối loạn chất dinh dưỡng làm cho cây còi cọc, kém phát triển dẫn đến nông sản thu hoạch kém chất lượng. Việc này có thể dẫn tới việc mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
2.4. Tác hại của phân bón đối với sức khỏe con người
Như đã nói, việc lạm dụng phân bón hoá học quá nhiều gây ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khi bón quá nhiều phân hóa học, cây hấp thụ nhiều chất vô cơ quá đến nỗi không thể sử dụng hết. Việc này có thể gây tồn dư chất vô cơ độc hại bên trong nông sản. Nếu không rửa sạch thì lượng chất hoá học này sẽ tích tụ dần trong cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe sau này. Một số trường hợp sẽ gây ngộ độc thực phẩm, hình thành nên một số loại ung thư và nặng nhất là dẫn đến tử vong nếu dùng quá nhiều nông sản có chứa chất hóa học độc hại.
- Phân bón có chứa các kim loại nặng như thủy ngân, chì, cadmium, uranium có thể gây rối loạn chức năng thận, phổi, gan và dẫn đến ung thư. Hơn 29 loại phân bón phổ biến được thử nghiệm dương tính với 22 kim loại nặng độc hại, bao gồm Bạc, Nickel, Selenium, Thallium và Vanadi, tất cả đều có liên quan trực tiếp đến các nguy cơ sức khỏe con người.
- Tiếp xúc với Ammonium Nitrate có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như kích ứng mắt và da, gây cảm giác nóng rát. Phơi nhiễm qua đường hô hấp có thể gây kích ứng mũi, cổ họng và phổi. Mọi người cũng có thể bị buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt và cổ, nhức đầu, căng thẳng, cử động cơ không kiểm soát được, suy nhược và suy sụp.
- Kali clorua cản trở các xung thần kinh và làm gián đoạn hầu hết các chức năng của cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Có thể gây ra nhiều rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt, tiêu chảy đẫm máu, co giật, nhức đầu, suy nhược thần kinh, mẩn đỏ hoặc ngứa da hoặc mắt.
- Cadmium : Xâm nhập vào các mô của con người gây ra các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, phù phổi, suy thận, loãng xương và nhiều bệnh khác.
2.5. Phân hóa học làm gia tăng sự mẫn cảm đối với cây trồng
Trong đất có một số vi sinh vật có ích giúp cây trồng tăng sức đề kháng. Một số vi sinh vật giúp phân hủy và tổng hợp chất dinh dưỡng, một số vi sinh vật bao quanh rễ để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh, tuyến trùng và nấm trong đất.
Khi bón quá nhiều phân hóa học, hệ vi sinh vật trong đất bị ảnh hưởng, cây không còn khả năng phân hủy và tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Cùng với đó, việc không có sự trợ giúp của vi khuẩn để chống lại sâu bệnh, cây sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn.
Phân bón hóa học còn có thể gây tổn thương bộ rễ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tạo điều kiện cho bệnh hại xâm nhập.
2.6. Phân bón hoá học gây ô nhiễm không khí
Trong quá trình chuyển hoá phân bón sẽ làm bay hơi một số khí độc hại đặc biệt với các loại phân bón chứa nhiều đạm (N chuyển hóa tạo khí NH3) gây ô nhiễm không khí.
Như vậy, tác hại của phân bón hoá học là vô cùng nặng nề, nên việc lạm dụng phân bón vô cơ không kiểm soát, không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp không những không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xung quanh chúng ta.
Mặc dù, phân hoá học gây nên nhiều tác hại đối nhưng nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nói chung và tăng trưởng năng suất, sản lượng cây trồng nói riêng. Dưới đây là bí quyết để bà con giảm thiểu tác hại của phân bón hoá học, theo dõi ngay!
3. Bí quyết để giảm thiểu tác hại của phân bón hóa học
Không thể phủ nhận sự hữu ích của phân hóa học, tuy nhiên cũng không thể phản biện lại tác hại của việc lạm dụng phân hóa học. Một số việc làm dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giảm thiểu tác hại từ phân hóa học gây nên:
- Tìm hiểu kỹ, chỉ cung cấp đúng loại phân hóa học mà cây đang cần.
- Tìm hiểu và sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo để giảm thiểu dư lượng thuốc hóa học.
- Rửa sạch nông sản trước khi sử dụng, có thể ngâm nước muối hay nước giấm loãng trước khi dùng.
Thực hiện chính sách ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn. - Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học để bảo vệ chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Tự trồng rau tại nhà để tự kiểm soát lượng hóa học sử dụng trong việc canh tác.
- Sử dụng những sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc hữu hay sinh học cơ như phân hữu cơ, thuốc sinh học, chế phẩm sinh học,…
Nếu người dân thay đổi nhận thức, thói quen sinh hoạt thì không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn cải thiện nhiều vấn đề môi trường khác. Cùng Kinh Bắc chung tay cải thiện môi trường sống vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng!
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến phân bón hóa học. Những ảnh hưởng xấu của phân hóa học đối với môi trường xung quanh. Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của phân bón hóa học trong trồng trọt nhưng bà con nông dân cần bón phân đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất!