Sau khi đã tỉa bớt hoa trong chùm, khoảng 10 hoa /chùm. Hầu hết số hoa này đều đậu quả, tỉa bớt quả nhằm để lại những quả ở vị trí thích hợp, tạo cho quả phát triển tốt, đảm bảo về chất lượng, trọng lượng và mẫu mã đẹp.
Cách tỉa và thời điểm tỉa quả
Lần 1: Quả được 3 – 4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, quả méo, quả bị sâu bệnh (để lại 6 – 8 quả/chùm).
Lần 2: Quả được 8 tuần sau khi hoa nở: Tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3 – 4 quả/chùm).
Lần 3: Quả được 10 tuần sau khi hoa nở: Cắt tỉa những quả có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng quả. Chỉ để 1 – 4 quả/chùm. Số quả/cây tùy tuổi cây, tình trạng cây và từng giống sầu riêng, nếu cây có đường kính tán lá từ 7 – 8 m, thì chỉ nên để 70 – 100 quả trên cây.
Không để quả mọc trên thân chính, quả ở những cành nhỏ, quả ở trên ngọn cây (trừ những quả ở sát thân chính). Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
Lưu ý:
Sau khi tỉa quả tiếp tục thực hiện việc bón phân, tưới nước theo quy trình đã hướng dẫn.Thường xuyên theo dõi để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho sầu riêng.
Phun phân qua lá dưỡng quả
Từ giai đoạn nuôi hoa đến khi quả được 60 ngày tuổi. Phun định kỳ 7 – 15 ngày/lần bằng phân bón lá NPK 20-20-20 + TE để cung cấp dinh dưỡng nuôi quả.
Trong thời điểm này cây có hiện tượng ra đọt non thì phun MKP (10 g/lít nước, 2 kg/phuy) hoặc KNO3 (200 – 300 gram/bình 16lít) định kỳ 3 ngày/lần (có thể phun luân phiên 2 loại phân này) để hạn chế đọt non, lá non phát triễn tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa lá và quả gây rụng quả non.
Trong lần phun cuối cần phối hợp với thuốc Agri – Fos 400 để kháng lại bệnh thối quả, xì mủ thân (giai đoạn này quả nở gai rất mẫn cảm với bệnh thối quả do nấm phát triển). Nồng độ thuốc phun 0,5%.
Bón phân nuôi quả
Việc bón phân còn tùy vào đất đai, năng suất, sinh trưởng, tuổi cây…để bón.
Cách 1
Ở Tây Nam Bộ
Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm lượng Kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 – 3 kg/cây.
Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16 – 16 – kết hợp với 1 kg – 1,5 kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
Ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Lần 3: Giai đoạn đậu quả bón 1,5 kg – 2,0 kg NPK 17 – 17 – 17 hoặc 16 – 16 – 16
Lần 4: Giai đoạn tăng trưởng quả bón 1,5 kg – 2,0 kg NPK 16 – 7 – 17 hoặc 15 – 7 – 17
Cách 2
Lần 1: Khi quả được 60 ngày tuổi (quả sầu riêng bằng quả trứng gà) bón phân NPK 15-15-15 YARA. Lượng bón: Bón 0,5 kg/cây/lần/2 đợt, cách nhau 10 – 15 ngày.
Cách bón: Đợt 1 bón 200 – 300 g/cây/lần rắc quanh tán cây. Nếu đất không đủ ẩm phải tưới nước để phân tan. Sau 10 – 15 ngày bón tiếp đợt 2 với lượng phân còn lại.
Lần 2: Khi đậu quả được 80 – 85 ngày: Chia 2 đợt bón. Loại phân bón: NPK có công thức 12 – 12 – 17 + TE hoặc 12 – 7 – 17 + TE.
Cách bón: Lượng phân bón 0,15 – 0,25 kg/cây/đợt, bón đợt tiếp theo sau đó 10 – 15 ngày.
Lần 3:
Loại phân: K2SO4 (Kali trắng Con cò Pháp). Lượng phân và thời điểm bón:
Đợt 1: Khi quả được 105 ngày (sầu riêng Moonthong), bón 0,3 kg/cây; tùy lượng quả trên cây.
Đợt 2: Sau khi bón lần 1 được 7 ngày; bón 0,3 – 0,5 kg/cây.
Lưu ý:
Đối với giống sầu riêng Ri 6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthong 15 – 20 ngày. Vì vậy thời gian bón phân cho giống Ri 6 giai đoạn nuôi quả cần sớm hơn so với giống Monthong khoảng 10 – 15 ngày. Kết thúc bón phân 1 tháng trước khi thu hoạch. Bón thừa phân, đặc biệt là phân Đạm sẽ có tác dụng kích thích sinh trưởng làm cho cây sầu riêng ra đọt non ở thời điểm khi hoa nở sẽ giảm tỉ lệ đậu quả và từ ngày thứ 20 – 55 sau khi hoa nở sẽ làm rụng quả và tăng tỉ lệ quả méo mó.