Cây ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên dễ thu hồi vốn đầu tư. Hiện nay diện tích trồng ớt tại nước ta đang được mở rộng trên nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, để đạt được lợi nhuận cao nhất, ngoài việc chọn đúng giống tốt, bà con cũng phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc như sau.
1.Thời vụ trồng ớt
- Vụ sớm: gieo T8 – T9, trồng T9 – T10, thu hoạch T12 – T1 đến T4 – T6 năm sau.
- Vụ chính (Đông Xuân): gieo T10 – T11, trồng T11 -T12, thu hoạch T2- T3 trở đi.
- Vụ mưa (Hè Thu): gieo T4 – T5, trồng T5 – T6, thu hoạch T8 – T9 trở đi
2. Xử lý đất
- Sau khi thu dọn xong toàn bộ tàn dư tiến hành cày, phay toàn bộ diện tích đất đã trồng ớt vụ trước. Sau khi cày, phay xong tiến hành phơi ải đất 7-10 ngày để diệt mầm mống sâu bệnh hại còn sót lại trên đất.
- Sau khi phơi đất xong tiến hành dùng vôi bột (ưu tiên sử dụng vôi nung từ đá vôi để có hàm lượng canxi cao). Lượng vôi bột cần sử dụng cho 1000m2 là 50-70kg rắc đều lên toàn bộ bề mặt đất. Nếu vụ trước bị sâu bệnh gây hại nặng thì lượng vôi bột dùng có thể tăng lên 70-100kg/1000m2.
- Sau khi bón vôi bột xong, tiến hành phun thuốc BVTV để khử trùng toàn bộ diện tích đất. Sau khi bón vôi và phun rửa vườn xong tiếp tục phơi vườn thêm 5-7 ngày nữa rồi mới tiến hành cày phay lại đất để chuẩn bị trồng vụ mới.
- Sau khi xử lý đất xong tiến hành bón bổ sung thêm phân chuồng hoai mục hoặc phân trùn quế hoai mục và bón lót lân, NPK trước khi trồng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng sau này. Dùng máy cày phay đảo đều đất với phân bón lót.
- Có thể bón kết hợp các loại vi sinh vật như Lanomyl 100g, để phòng trừ nấm bệnh hại rễ và bổ sung vi sinh vật cho đất.
3.Quy trình chăm sóc
3.1 Phân bón gốc: 1000m2
- Bón lót: 1 – 1,5 tấn phân chuồng ủ hoai + 20 kg phân N.P.K 16-16-8 + 1 kg humic
- Bón thúc lần 1: (25 – 30 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 1 kg humic
- Bón thúc lần 2: (45 – 50 ngày sau trồng): 30 kg N.P.K 16-16-8 + 5 kg Ure + 5 kg Nitrabor.
- Bón bổ sung khi đang thu hoạch trái: 20 kg N.P.K 16-16-8 + 250 g humic ngâm chung để tưới 5 – 7 ngày 1 lần (có thể trộn chung để rắc vào giữa 2 cây ớt nếu không phủ bạt).
3.2 Phân bón lá:
- Ngoài các lần bón phân thúc chính thức nên dùng phân bón lá nhằm mục đích bổ sung những dưỡng chất cây đang thiếu hoặc khó hấp thu qua rễ để giúp cây sinh trưởng khỏe, chắc chắn, cho năng suất cao và trái có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đồng thời cũng tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi.
- Tránh lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng hoặc phân bón lá có chất kích thích tăng trưởng nhất là khi cây đang nuôi trái, vì cây sẽ dễ mẫn cảm với bệnh hại và làm giảm phẩm chất trái.
- Ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi trồng: phun Bộ dưỡng thân, rễ Kinh Bắc giúp cây con phát triển nhanh, bùng chồi khỏe, tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây.
- Ngày thứ 20 và ngày thứ 27 sau trồng: phun Bộ dưỡng thân, rễ Kinh Bắc nhằm tăng khả năng quang hợp, thúc ra tược và dưỡng lá, cây có bộ tán sum suê nhưng cứng chắc, lá xanh bền, tăng đề kháng với bệnh hại.
- Ngày thứ 30 và 37 sau trồng: phun Bộ dưỡng hoa Kinh Bắc giúp cây thụ phấn và đậu trái tốt, hạn chế rụng quả non, đều trái.
- Khi trái đang phát triển: cây cần rất nhiều can-xi và kali để tạo trái có vỏ dầy, cứng chắc, nặng cân, mẫu mã đẹp, ít úng thối, phòng ngừa nổ trái, nứt trái. Phun Bộ dưỡng quả Kinh Bắc.
- Phòng bệnh thán thư thối trái ớt bà con có thể sử dụng dòng nano đồng và bạc đồng phun phòng định kỳ 10-15 ngày. Khi cây có biểu hiện hoặc bị bệnh bà con cần xử lý biện pháp hóa sinh kết hợp để đạt hiệu quả tốt nhất. Một số dòng phòng ngừa thán thư bà con ac nhà vườn có thể tham khảo để xử lý như : Lanomyl 100g, B-Kill,…
- Kiểm tra và chủ động phòng ngừa bọ trĩ thường xuyên. Phun Diệt côn trùng sinh học Bestkill để phòng ngừa và trị dứt điểm bọ trĩ.