Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh với cây chanh dây. Tuy nhiên, không phải ai cũng vượt qua được những trở ngại đầu tiên. Thời gian đầu, có lẽ bạn sẽ cảm thấy thất vọng vì kết quả đạt được không như mong muốn và cảm thấy mấy dần hứng thú với vườn chanh dây của mình. Những hãy tin chúng tôi đi, bạn không hề đơn độc khi đối mặt với các vấn đề liên quan đến trồng trọt và kinh doanh chanh dây.
Trên thực tế, có rất ít người gặt hái được thành công từ vườn chanh dây. Chỉ khoảng 10% nhà nông trong số đó thu được lợi nhuận. Tnành công của họ sẽ đến từ sự chăm chỉ và quyết tâm tuyệt đối. Tất nhiên là cộng với những lời khuyên từ những chuyên gia nông nghiệp. Và để giúp bạn trở thành 1 trong số 10% người thành công đó, chúng tôi xin đưa ra thông tin về 8 vấn đề thường gặp khi trồng chanh dây và cách khắc phục sau đây.
Hầu hết các vấn đề bạn gặp phải với vườn chanh dây của mình, và một số vấn đề được liệt kê dưới đây, xuất phát từ nguyên nhân cây chanh dây bị mất cân đối dinh dưỡng. Cây trồng nói chung cũng giống như con người chúng ta vậy, nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cơ thể không thể chống lại bệnh tật và yếu dần đi.
Vấn đề 1: Cây chanh dây ra quả nhưng không có nước mà chỉ có hạt mềm bên trong
Có một số nguyên nhân khiến quả chanh dây không có nước. Trong trường hợp này, có thể trong thời kỳ phát triển, cây chanh dây đã không nhận đủ nước hoặc chất dinh dưỡng cần thiết.
Chanh dây rất ”đói” dinh dưỡng và ”khát” nước nên việc cho cây ”ăn” và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất là điều cực kỳ quan trọng. Nếu không đáp ứng tốt những nhu cầu cơ bản này, trái chanh dây sẽ không mọng nước.
Hầu hết, cây chanh dây bắt đầu ra nhiều quả từ năm thứ hai, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết tương đối mát mẻ.
Vấn đề 2: Cây chanh dây trỗ nhiều hoa nhưng đậu trái rất kém
Đây là vấn đề thường gặp khi trồng chanh dây. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất:
– Khả năng thụ phấn kém do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (tối ưu 25-30 độ).
– Mưa quá nhiều, thiếu boron, thời tiết u ám hoặc sương mù kéo dài trong nhiều ngày.
– Trong một số trường hợp khác, hoa cũng có thể rụng sớm do cây thiếu dinh dưỡng.
Vấn đề 3: Chanh dây rụng trái liên tục

Một số nguyên nhân phổ biến khiến cây chanh dây rụng trái liên tục là:
– Tưới nước cho cây chanh dây không đều đặn. Đó là lúc tưới lúc không, trong khi đó cây chanh dây cần nước thường xuyên.
– Cây bị nhiễm nấm, ruồi đục quả hoặc bị hại nặng.
– Trái cũng có thể bị rụng nếu thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc cây thiếu nước.
– Côn trùng gây hại như rầy chanh leo ăn quả.
– Ấu trùng của côn trùng.
– Cây thiếu các nguyên tố vi lượng, dẫn đến cây tự ”bỏ bớt” trái đi để tiết kiệm dinh dưỡng. Cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho cây chanh dây vì chanh dây cần nhiều dinh dưỡng.
Vấn đề 4: Lá chanh dây chuyển sang màu vàng (úa)
Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy cây chanh dây đã bị virus gây hại. Thứ hai, có thể có thiếu Magie, thiếu Nitơ trên đất cát, hoặc thời tiết quá lạnh kết hợp với độ ẩm thấp. Cây chuyển sang màu vàng do thiếu dinh dưỡng, biểu hiện khác tùy theo giai đoạn phát triển của lá.
Ví dụ, những chiếc lá mới của cây có những đường gân màu vàng, thì hầu hết các trường hợp là do sự thiếu hụt Lưu huỳnh (S) hoặc Đồng (Cu). Tuy nhiên, nếu mày vàng ảnh hưởng đến các khu vực giữa các gân trên lá, đó là dấu hiệu của việc thiếu Sắt (Fe) hoặc Molypdernum (Mo). Khi các lá già bị vàng, đặc biệt là giữa các gân lá là dấu hiệu của sự thiếu hụt Magie (Mg). Một loại phân bón hiauf Magie (Mg) là biện pháp khắc phục hiệu quả cho vấn đề này. Mặt khác, hiện tượng vàng gân lá ở các lá già là dấu hiệu của sự thiếu hụt Nitơ và cần được bổ sung cho phù hợp. Có những trường hợp là cả lá cũ và lá mới của chanh dây đều chuyển sang màu vàng. Trong những trường hợp như vậy, cây thiếu Kẽm (Zn) là nguyên nhân chính.
Vấn đề 5: Lá chanh dây chuyển sang màu vàng và nhăn nheo
Thứ nhất: Do cây bị nhiễm bệnh virus (woodiness)
Các triệu chứng lá cây vàng và nhăn nheo cho thấy cây đã bị nhiễm virus (woodiness). Bệnh này khiến trái chanh dây nhỏ và biến dạng với lớp vỏ cứng, dày bất thường và khoang hạt nhỏ.
Để ngăn ngừa virus, chúng ta nên giữ cho vườn thông thoáng, bằng cách cắt tỉa cành già, sâu bệnh và không cho lá chạm đất và phủ đất. Tuyệt đối không nên trồng các loại cây họ bầu bí, dưa chuột trong vườn chanh dây vì những loại cây này thường mang virus (Cucumber mosaic virus) và lây truyền bệnh cho chanh dây thông qua đường nước bọt của rệp sáp.
Thứ hai: Do đất thiếu hụt chất dinh dưỡng
Nếu thấy lá, hoa chanh dây chuyển sang màu vàng, có thể đã đến lúc chúng ta nên kiểm tra chất dinh dưỡng trong đất. Quá nhiều hoặc quá ít chất dinh dưỡng nào đó có thể gây ra hiện tượng vàng lá chanh dây. Ví dụ, nếu đất chứa quá nhiều boron, đầu lá sẽ ngã vàng. Nếu đất thiếu hụt sắt, magie, molypden, kẽm hoặc mangan, có thể khiến dây bị vàng. Trong những trường hợp này, mày vàng sẽ đặc biệt xuất hiện giữa các gân lá. Tương tự như vậy, thiếu nitơ , lưu huỳnh (S) hoặc kali (K) có thể gây vàng lá trên cây chanh dây.
Vấn đề 6: Trái chanh dây bị nổi u hoặc dị dạng
Thủ phạm chính gây ra tình trạng này là virus, đặc biệt nếu lá bị vàng và có đốm. Thiếu Boron hoặc côn trùng chích, nhất là ruồi đục quả, cũng có thể là nguyên nhân khiến trái trở nên dị dạng. Trong trường hợp chanh dây bị virus Woodiness tấn công, trái có biểu hiện dị dạng, cứng và nổi u / mô gập gềnh trên bề mặt. Một khi bạn nhận thấy những triệu chứng này trong vườn của mình, tốt hơn hết là loại bỏ những cây bị bệnh và phun thuốc chống rệp truyền virus.
Vấn đề 7: Trái chanh dây bị teo lại
Trái chanh dây bị héo / teo lại trước khi chín là một vấn đề nhà nông thường gặp phải.
Trái đã trưởng thành trở nên nhỏ lại là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra sớm hơn, nguyên nhân có thể là do ruồi đục trái, bọ chích hút gây hại, thụ phấn kém, thiếu boron và không tưới đủ nước khi trời nắng hạn. Do đó, bạn phải đảm bảo rằng cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và được phòng trừ sâu bệnh triệt để.
Vấn đề 8: Nổi đốm trên trái và lá chanh dây
Tình trạng này chủ yếu do đốm nâu (Altanaria passiflora) gây ra, một số trường hợp có thể do đốm Septoria.
– Bệnh đốm nâu là một bệnh nấm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả chanh dây. Triệu chứng đầu tiên dễ nhận thấy nhất là các đốm nâu nhỏ xuất hiện trên lá. Sau đó, các đốm nâu này lan ra rộng hơn, phát triển thành một vùng trung tâm có màu sáng hơn và trở nên có hình dạng bất thường hoặc có hình dạng góc cạnh.
– Trên thân cây xuất hiện các vết bệnh dài màu nâu đen, thường ở gần nách lá hoặc nơi thân cây cọ xát vào dây đỡ. Đến khi cây bị nhiễm bệnh hoàn toàn, chồi đột ngột bị héo và quả bắt đầu rụng.
– Trên quả, các đốm ban đầu xuất hiện dưới dạng đốm kim châm, các đốm này lớn dần lên thành các vết bệnh hình tròn trũng với tâm màu nâu. Cuối cùng, quả quanh vùng bị bệnh trở nên nhăn nheo, sau đó quả bị teo và rụng.
Nếu có điều kiện, chúng ta nên lấy mẫu đất trong vườn và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định, phân tích các thành phần dinh dưỡng có trong đất. Sau đó, tiến hành cải tạo đất dựa theo các khiến nghị của phòng thí nghiệm. Trước mắt, để giúp chanh dây khắc phục tình trạng thiếu hụt hoặc mất cân bằng sinh dưỡng, chúng ta có thể phun phân thuốc đặc trị lên lá và xung quanh gốc.
Chúc bà con thành công!