Cách Diệt Rệp Sáp Gây Hại Cây Trồng

  1. Đặc điểm nhận diện rệp sáp gây hại trên cây trồng
  • Rệp sáp có thân hình bầu dục, cơ thể có màu hồng nhạt, trên thân phủ sáp trắng, quanh thân có các tua sáp trắng dài. Lớp sáp này không tan trong nước nhưng lại tan trong dầu lửa.
  • Thường sống tập trung ở nách lá, chồi non, cuống hoa, cuống quả, … Mùa khô thì chuyển xuống gốc để sinh sống.
  1. Triệu chứng gây hại, điều kiện phát sinh
  • Vỏ cây sần sùi như vảy nến, lá cây vàng dần và rụng xuống. Thân, cành cây dần chết khô.
  • Rệp phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm. Nhiệt độ thích hợp từ 20-26°C, độ ẩm từ 85-100%.
  • Đối tượng gây hại: cây hoa hồng, cây có múi, cây cà phê, cây hồ tiêu, …
  1. Cơ chế gây hại cây trồng
  • Dùng miệng trích hút vào bộ phận non của cây để hút nhựa cây làm dinh dưỡng cho cơ thể. Với mật độ cao thì sẽ làm cho cây khô, héo, có thể gây chết cây.
  • Khi trích hút dịch cây, trung bình 1 phút cơ thể rệp sáp có thể vận chuyển lượng dinh dưỡng gấp 1000 lần thể tích cơ thể của chúng. Số lượng rệp sáp tăng lên theo cấp số nhân.
  1. Phân loại rệp sáp gây hại cây trồng
  • Căn cứ vào phạm vi gây hại có thể phân loại thành 2 nhóm:
  • Nhóm rệp sáp gây hại trên trái cây được gọi là rệp sáp hại quả. Rệp sáp thường xuất hiện sau khi nở hoa, sau thu hoạch. Rệp gây hại nặng nhất trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa. Số lượng rệp giảm hẳng vào giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Đến khi thu hoạch quả, rệp chuyển sang sống ở những cụm hoa chưa nở ở đầu cành và đẻ trứng ở đó. Tác hại là gây rụng quả non và có thể gây chết cành. Rệp đẻ trứng vào cá kẽ lá, chùm hoa, chùm quả non. Một con rệp mẹ có thể đẻ tới 500 trứng. Rệp non sau khi nở từ 2-3 ngày nhanh chóng tìm nơi có nguồn thức ăn như búp non, lá non. Vòng đời rệp sáp hại quả là 26-40 ngày.
  • Nhóm rệp sáp hại rễ: Thường trích hút ở phần cổ rễ. Rệp phát triển trong mùa mưa. Khi mật độ cao thì rệp sẽ kết hợp với một loại nấm (nấm bồ hóng) tạo thành vỏ bọc sung quanh rễ làm cho rễ bị thối hỏng. Trong quá trình trích hút nhựa tạo ra vết thương trên rễ, tạo điều kiện cho nấm gây hại dễ ràng xâm nhập gây bệnh thối rễ. Rệp hại rễ có thể sinh được 2000 con/ lứa, có thể đẻ nhiều lứa trong suốt vòng đời từ 26-40 ngày.
  1. Hệ côn trùng cộng sinh cùng rệp sáp
  • Nấm bồ hóng: Khi rệp sáp hút nhựa cây và thải dịch. Thì dịch là điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Khi nấm phát triển sẽ bao phủ một lớp phía ngoài của thân rệp. Nấm bồ hóng là dạng nấm không thấm nước, nên khi bao phủ thân rệp sáp sẽ giúp cho rệp sáp ít tiếp súc với các thuốc diệt trừ.
  • Kiến hôi, kiến đen là loài có quan hệ chặt chẽ với rệp sáp. Phân thải của rệp sáp hấp dẫn kiến, làm thức ăn cho kiến. Khi gặp điều kiện bất thuận như mua khô ít thức ăn thì kiến tha rệp về tổ cho đến khi điều kiện thuận lợi thì giúp rệp tìm ký chủ gây hại.
  1. Biện pháp phòng trừ rệp sáp gây hại
  • Biện pháp canh tác: Canh tác sạch, dọn vệ sinh định kỳ, dùng máy bơm xịt mạnh tia nước để rửa thân, lá, … nhằm rửa trôi bớt mật độ rệp. Đồng thời tạo độ ẩm trên cây hạn chế sự sinh trưởng phát triển của rệp sáp. Luôn giữ cho vườn sạch là biện pháp tốt nhất để phá vỡ nơi trú ngụ của các đối tượng cộng sinh như nấm, kiến.
  • Biện pháp sinh học: Có thể nuôi, bổ sung các loài thiên địch như nhện bắt mồi, ếch, nhái, ong vàng, bọ rùa … để diệt kiến. Bổ sung các dạng nấm trắng, nấm xanh để diệt nấm bồ hóng.
  • Chế phẩm diệt côn trùng sinh học Bestkill: 1 lít pha 1200 lít nước, phun đẫm lá, nhằm phòng trừ, giảm mật độ rệp sáp gây hại cho cây trồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *