Cách xử lý ra hoa trên cây Na thái? Cây Na thái khi nào có thể xử lý ra hoa? Thời gian xử lý ra hoa Na thái trước khi ra hoa bao lâu? Xử lý ra hoa cây Na thái cần làm gì? Quản lý dinh dưỡng và sâu bệnh hại trong quá trình xử lý ra hoa Na thái?
Việc xử lý ra hoa Na thái được quyết định chủ yếu vào việc cắt cành. Khi cắt cành, tuốt lá cây Na thái thì cây sẽ đâm chồi và có mang mầm hoa. Tuy nhiên nếu để tự nhiên hoặc tác động xử lý ra hoa không đúng kỹ thuật thì năng suất của cây sẽ không cao. Đồng thời có thể dẫn đến suy cây khó phục hồi. Để xử lý ra hoa Na thái cần thực hiện chăm sóc cây Na thái cả chu kỳ cho đến khi xử lý ra hoa và chăm sóc sau ra hoa đúng tiêu chuẩn.
Xử lý ra hoa Na thái cần thực hiện qua các bước như dinh dưỡng thúc cơi, làm già cơi chặn đọt, xiết nước, phun ủ mầm hoa, cắt cành.
- Khi nào thì xử lý ra hoa Na thái
- Thời điểm xử lý ra hoa Na thái tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi cây, bộ khung tán của cây, sức khỏe của cây, thời điểm nhà vườn muốn thu hoạch.
- Thông thường cây Na thái nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì sau 12 tháng cây đã có bộ khung tán khỏe thì có thể xử lý cho ra trái. Nhưng trong trường hợp trồng xen thì nếu cây khỏe thì có thể xử lý cho ra trái ngay thời điểm này. Nhưng trồng chuyên canh để cây có bộ khung tán to khỏe hơn, năng suất các vụ sau tốt hơn thì cần nuôi thêm 1-2 cơi đọt thì mới nên xử lý ra hoa. Thời điểm xử lý ra hoa cho cây Na thái chuyên canh khoảng 18 tháng sau trồng.
- Trước khi xử lý ra hoa cây Na thái cần đạt một số đặc điểm như cây phải đầy đủ bộ khung tán, cơi đọt khỏe mạnh, sạch sâu bệnh hại.
- Thời điểm xử lý ra hoa còn phụ thuộc vào thời điểm nhà vườn muốn thu hoạch. Từ thời điểm ra hoa đến khi thu hoạch của cây Na thái khoảng 90-95 ngày. Căn cứ vào thời điểm thu hoạch tính ngược thì ra thời điểm xử lý ra hoa. Ví dụ nếu muốn thu hoạch vào tết âm lịch thì cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch tiến hành xử lý ra hoa.
- Kỹ thuật làm già cơi, chặn đọt
- Đây là kỹ thuật bón phân để giúp cây nhanh kết thúc quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản.
- Phân bón có thể lựa chọn phân bón hỗn hợp NPK có hàm lượng kali cao như 10-10-20; 12-11-18, 16-9-20, 15-5-25. Hoặc có thể tự phối trộn phân đơn với tỷ lệ lân: kali là 5:1 (50 kg super lân + 10 kg kali ). Lượng bón tùy thuộc vào tuổi cây, bộ khung tán của cây. Với cây từ 2-3 tuổi thì bón với lượng từ 200-300 gram/ gốc.
- Hình thức bón phân: Phân bón được trộn đều trước khi bón. Trước khi bón cần đào rãnh 40-50 cm theo hình chiếu tán cây. Rải phân bón vào rãnh rồi lấp đất lên giảm tối đa thất thoát phân bón. Sau khi bón phân bón xong cần tưới đẫm nước 1-2 ngày để phân bón tan hết giúp cây hút dinh dưỡng tốt nhất.
- Xiết nước, phun ủ mầm hoa
- Sau khi bón phân, khoảng 4-5 ngày tiến hành xiết nước tạo khô hạn. Không tiến hành tưới nước cho cây. Hạ mức nước trong mương xuốt mặt liếp 60-80 cm đến khi lá xào, rụng thì dứng.
- Khi xiết nước 2-3 ngày thì tiến hành phun ủ mầm hoa cho cây.
- Phun ủ mầm hoa cho cây Na thái thường phun từ 1-2 lần. Lựa chọn các dòng phân bón qua lá có hàm lượng lân cao như MKP, phân bón qua lá có tỷ lệ 10-55-10, 0-60-20 và kết hợp bổ sung thêm vi lượng. Lần 1 phun phủ toàn bộ cây (lá, thân).
- Phun tạo mầm lần 2 cách lần 1 khoảng 5-7 ngày. Chọn phân bón có hàng lượng lân, kali cao. Phun đẫm vào các vị trí nách lá, thân cây để kích thích hình thành chồi mang mầm hoa trên cành chính. Phun lần 2 tùy thuộc vào trường hợp cụ thể, không bắt buộc. Tuy nhiên nếu phun lặp lại lần 2 thì tỷ lệ xử lý ra hoa sẽ tốt hơn và tăng tỷ lệ thành công khi xử lý ra hoa Na thái.
- Sau khi phun ủ mầm hoa không cần bổ sung bất kỳ dinh dưỡng nào cho cây đến khi cây đậu trái.
- Kỹ thuật cắt cành xử lý ra hoa Na thái
- Cắt cành xử lý ra hoa Na thái là yếu tố quyết định đến việc ra hoa của cây. Sau khi xiết nước, phun ủ mầm hoa khoảng 2-3 ngày thì tiến hành cắt tỉa cây Na thái.
- Chọn ngày nắng ráo và chuẩn bị dụng cụ chuyên dụng để tiến hành cắt tỉa cành.
- Phương pháp cắt: Khi cắt cần căn chỉnh sao cho vết cắt ngọt nhất, tránh dập nát cành. Đối với cành ngang cấp 1-2-3 lựa chọn mang trái cần cắt cách vị trí phân nhánh từ 5-10 cm. Cành chồi phía ngoài, phía trên cắt để lại 15-40 cm. Khi cắt cần cân chỉnh sao cho bộ khung tán của cây thông thoáng, không che khuất nhau. Cắt xong tiến hành tỉa lá toàn bộ cây.
- Hoàn thành kỹ thuật cắt cành cần tiến hành phun thuốc phòng trừ bệnh để đảm vệ đợt chồi mới mọc. Lựa chọn thuốc có liệu lực dài là tốt nhất.
- Sau khi phun thuốc phòng bệnh thì không tác đồng gì đến vườn cho đến khi cây nhú mầm hoa. Thông thường sau cắt cành khoảng 7-10 ngày cây sẽ nhú mầm hoa. Khi này chuyển sang giai đoạn chăm sóc hoa đến đậu quả.
Chúc bà con thành công!