Thời gian trồng một cây bưởi cho thu hoạch cũng mất ít nhất 3 năm. Tuy nhiên để cải tạo vườn bưởi đã có sẵn sang một giống bưởi mới chỉ mất 1 năm mà không làm ảnh hưởng đến năng suất của giống bưởi cũ. Vậy để có thể bắt kịp được thị hiếu của người tiêu dùng đối với các giống bưởi, thì việc ghép chuyển đổi giống bưởi đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà vườn. Để giúp cho bạn đọc có đầy đủ thông tin về kỹ thuật ghép chuyển đổi giống bưởi này, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ cùng bạn đọc để giúp bạn đọc có thể tự tin thực hiện ghép cải tạo các gốc bưởi đã già cỗi, giống thoái hóa sang các giống bưởi thịnh hành hiện nay, cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị vật liệu để tiến hành ghép bưởi
- Dao ghép: Nên sử dụng dao chuyên dụng để ghép là tốt nhất. Hoặc có thể dùng dao cầm vừa tay, đảm bảo lưỡi dào sắc bén (thép làm dao không được non, không quá già thép).
- Kéo cắt cành chuyên dụng: Cần đảm bảo sắc, khi cắt vết cắt cành không bị dập, sắc bén.
- Cuốn băng giấy ghép cây và cuộn băng dính cách điện.
- Cành ghép: Lựa chọn cành ghép trên vườn giống cây mẹ cần chuyển đổi. Nên cắt cành ghép bánh tẻ, khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại. Sau khi cắt cành xong tiến hành cắt bỏ toàn bộ lá và cắt đoạn ghép có 3 – 4 mắt là thích hợp.
2. Kỹ thuật ghép mắt chuyển đối giống bưởi
- Chọn cành ghép trên cây cần chuyển đổi cần đảm bảo một số tiêu chí như: Có tầm thấp vừa phải để sau khi ghép cành ghép phát triển không ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi. Đường kính cành ghép từ 3 – 7 cm là vừa. Không nên ghép trên cành quá to tỷ lệ thành công ít hơn.
- Kỹ thuật ghép mắt chuyển đổi giống bưởi
- Dùng dao đặt theo phí từ tán vào trong thân ấn dao trượt trên phần vỏ bắt đầu chạm phần gỗ. Chiều dài vết cắt từ 4 – 5cm. Sau đó đưa dao đặt phần cuối vết cắt ấn thẳng vuông góc với cành để cho về cắt tách rời. Tiếp tục dùng dao đưa vào vết cắt xiên ấn nhẹ sâu thêm 1cm.
- Đối với mắt ghép dùng dao gọt phần đuôi sao cho có độ vát hai đầu để tăng tiếp xúc phân cành ghép và mắt ghép.
- Đưa mắt ghép vào vị trí ấn sâu 1 cm lúc đầu sào cho cành ghép có thể nằm phía trong, cố định và mặt tiếp xúc với phần vỏ cành ghép là nhiều nhất.
- Dùng băng dính cách điện cuống chặt cố định ở vị trí tiếp xúc giữa cành ghép và mắt ghép.
- Tiếp tục dùng băng giấy ghép cuốn kín toàn bộ phần ghép mắt trên cành ghép. Nhằm giữ độ ẩm cho mắt ghép, đồng thời hạn chết bị mưa, sâu bệnh hại nhiễm vào vết ghép.
- Công tác kiểm tra mắt ghép và chăm sóc
- Sau khoảng 1 tháng cần kiểm tra mắt nghép. Nếu thấy mắt ghép vẫn xanh thì mắt ghép thành công. Trường hợp mắt ghép bị khô thì ghép bị hỏng.
- Thời gian khoảng 4 – 5 tháng khi mắt ghép liền, phát triển thành chồi thì có thể tháo bỏ băng dính đen và giấy ghép mắt để cành ghép phát triển tự nhiên.
- Cuối năm vào tháng 11 khi thu hoạch xong thì có thể tiến hành cắt bỏ cành cây chuyển đổi để tập trung dinh dưỡng nuôi cành mắt ghép.
- Công tác kiểm tra mắt ghép và chăm sóc
- Sau khoảng 1 tháng cần kiểm tra mắt nghép. Nếu thấy mắt ghép vẫn xanh thì mắt ghép thành công. Trường hợp mắt ghép bị khô thì ghép bị hỏng.
- Thời gian khoảng 4 – 5 tháng khi mắt ghép liền, phát triển thành chồi thì có thể tháo bỏ băng dính đen và giấy ghép mắt để cành ghép phát triển tự nhiên.
- Cuối năm vào tháng 11 khi thu hoạch xong thì có thể tiến hành cắt bỏ cành cây chuyển đổi để tập trung dinh dưỡng nuôi cành mắt ghép.
Chúc bà con thành công!