Kỹ Thuật Trồng Nho Trong Nhà Màng Chuẩn, Hiệu Quả Cao

Trồng nho trong nhà màng/nhà kính được đánh giá là giải pháp mang tới hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên trên thực tế, với các hộ gia đình trồng nho với diện tích lớn để kinh tế thì sẽ cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc tỉ mỉ để đạt năng suất tốt nhất. Kinh Bắc sẽ tư vấn chi tiết kỹ thuật trồng nho trong nhà màng cũng như các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nho. Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu các bạn cũng đang quan tâm tới vấn đề này nhé.

I – Xu hướng trồng nho trong nhà màng/nhà kính

Nho giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Do đó mà rất nhiều hộ gia đình quan tâm, tận dụng khoảng trống ở ban công, sân thượng để trồng. Tuy nhiên, với các hộ gia đình trồng với mục đích kinh doanh, việc trồng trong nhà màng/nhà kính lại là giải pháp tối ưu, được đánh giá mang tới hiệu quả vượt trội.

1. Ưu điểm khi trồng nho trong nhà màng

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, không nhất thiết phải trồng nho trong nhà kính/nhà màng, nhưng nó sẽ cho năng suất tốt hơn. Ưu điểm khác của việc trồng trong nhà kính là nho sẽ ngon hơn và có chất lượng tốt hơn.

Trồng nho trong nhà màng còn có một số mặt tích cực so với trồng ngoài trời. Phương pháp này cũng đặc biệt phù hợp với những vùng có khí hậu không ổn định:

+ Trồng nho trong nhà màng duy trì nhiệt độ và độ ẩm nhất định sẽ dễ dàng hơn. Ngay cả khi không có lò sưởi nhân tạo, trồng nho trong nhà màng cũng sẽ ấm hơn 3-4 độ so với bên ngoài.

+ Tuân theo tất cả các quy tắc trồng trọt và chăm sóc trong nhà màng, cây nho có thể được thu hoạch sớm hơn 3-4 tuần so với trồng ngoài trời.

+ Thuận tiện chăm sóc vào bất kỳ mùa nào, dễ thu hoạch hơn.

+ Các bệnh truyền nhiễm ít phát triển hơn, vì vậy không cần phải xử lý bằng hóa chất.

+ Không có nguy cơ ong bắp cày và các côn trùng khác làm hỏng cây trồng trưởng thành.

+ Thiết kế nhà kính bảo vệ cây nho khỏi sương giá mùa xuân, nhiệt độ thấp vào mùa đông, mưa đá và mưa lớn.

+ Số lượng chùm tăng lên đáng kể.

+ Trong khoảng giữa các cây con trong nhà kính, có thể trồng hoa, rau, rau xanh.

Xem thêm: Kỹ Thuật Bón Thúc – Chăm Sóc Cây Ăn Quả

2. Các phương pháp trồng nho trong nhà màng

Các bạn có 2 lựa chọn khi quyết định cách trồng nho của mình trong nhà kính. Cụ thể gồm:

+ Trồng bằng đất.

+ Trồng bằng bồn.

II – Kỹ thuật trồng nho trong nhà màng đạt hiệu

Để quá trình trồng nho trong nhà màng đạt hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

1. Yêu cầu về nhà màng/nhà kính

Một nhà màng được thiết kế để trồng và trồng nho có những đặc điểm nổi bật riêng:

+ Chiều cao của nhà kính phải hơn 2 mét. Kích thước sẽ phụ thuộc vào kích thước của băng để buộc. Tốt nhất là chọn một thiết kế nhà màng hình vòm.

+ Để ngăn chặn sự lây lan của cỏ dại, côn trùng gây hại và gió lùa trong nhà màng, tốt nhất nên làm một lớp nền bê tông nhỏ.

+ Để giữ ấm tốt và ánh sáng xuyên qua không bị cản trở, cần phải làm vỏ bằng chất liệu cao cấp. Polycarbonate dạng tổ ong trong suốt hoạt động tốt nhất. Một tấm bìa phim cũng là loại được khuyên dùng.

+ Khung nhà màng phải được làm bằng chất liệu bền đẹp, sử dụng được nhiều năm.

+ Nên cung cấp hệ thống sưởi nhân tạo cho nhà kính để đảm bảo duy trì nhiệt độ tốt nhất. Sử dụng hệ thống đèn hồng ngoại được treo hoặc các thiết bị sưởi ấm thông thường cũng phù hợp.

+ Cũng nên lắp các loại đèn để tạo ánh sáng nhân tạo.

+ Nhà màng cần phải được thông gió thường xuyên

2. Kỹ thuật chọn giống trồng nho

Một bước quan trọng là chọn giống nho thích hợp để trồng trong nhà kính. Những người làm vườn có kinh nghiệm khuyên nên chọn những giống nho có khả năng chín sớm.

Để trồng trong nhà kính, nên chọn những giống có chồi mỏng. Những cành rậm rạp, dày sẽ truyền ánh sáng kém và tăng nguy cơ phát triển nấm bệnh:

+ Giống Nho Michurinsky là một giống có khả năng chín sớm. Các chùm được tạo thành hình nón, nặng tới 400g, quả mọng hình bầu dục màu đỏ tía nặng 4g, khả năng kháng bệnh trung bình.

+ Giống Korunka Russkaya có năng sinh trưởng mạnh, năng suất cao, vụ mùa chín sớm, chống được sương giá và bệnh tật. Các chùm không lớn lắm.Quả nhỏ, nặng 2-3g, vỏ mỏng, nhưng chắc, màu xanh vàng và không có hạt bên trong.

+ Giống nho Arcadia là một giống nho chín sớm. Các chùm lớn, hình trụ, nặng tới 700g, quả to, trọng lượng đạt 15g, màu da xanh trắng.

+ Giống Cardinal là giống có mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá. Từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.

+ Các giống phổ biến khác cho mặt đất trong nhà bao gồm: Moskovsky Ustoichy, Ruslan, Druzhba, Timur, Moldova, Delight, Irinka, Nh01-93, NH01-48, NH01-96,…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Giúp Bưởi Diễn Ngon Ngọt, Mọng Nước

3. Kỹ thuật trồng nho

* Thời vụ trồng nho

– Cây nho nên trồng vào các tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch năm sau. Nên trồng nho tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

Tuy nhiên với hệ thống nhà màng thì các bạn hoàn toàn có thể trồng trái vụ mà cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều về vấn đề thời tiết.

* Kỹ thuật làm đất và mật độ trồng nho

+ Làm đất: Loại đất thích hợp trồng nho là đất pha cát, pH = 5,5 – 7,5. Vị trí đất cao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt. Cày đất làm tơi xốp, bón lót phân hữu cơ. Ở Việt Nam nho trồng phổ biến nhất là ở Ninh Thuận, do nho là cây ưa khí hậu khô nắng và ít mưa.

+ Mật độ trồng nho: Mật độ trồng khoảng 500 cây/ 1000m2. Khoảng cách trồng tốt nhất là cây cách cây 1,5 m x 2 m/ một cây, hàng cách hàng 2 m. Hố đào sâu, bỏ nhiều phân hữu cơ đã mục.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây nho cho sai trĩu quả

Nho là cây ưa ánh sáng, thích nơi nhiều nắng, khí hậu khô. Độ ẩm không khí thấp là điều kiện thích hợp để trồng nho.

*Tưới nước cho cây nho

+ Đất cát 5-7 ngày tưới 1 lần. Giai đoạn lá nhiều, ra hoa, nuôi quả 3-5 ngày tưới 1 lần.

+ Đất thịt 10-15 ngày tưới 1 lần nhưng lượng nước tưới nhiều hơn. Thời kỳ ra quả cần tăng cường hơn 7-10 ngày/lần.

*Xới xáo, làm cỏ cho cây nho

– Thường xuyên xới xáo, làm cỏ giúp cây nho phát triển mạnh, giảm sự canh tranh sinh trưởng đối với các cây trồng khác

*Cho nho leo giàn và cách cắt tỉa, tạo tán

– Việc làm giàn cho cây nho giúp cho cây phát triển tốt nhất. Cách cắt cành tạo tán cho cây nho giúp kích thích các mầm nách của cây phát triển, giúp cây tăng cường hấp thụ ánh sáng.

*Kỹ thuật bón phân cho cây nho

Bón phân là kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất nho. Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng.

+ Bón lót cho cây nho: Trộn lớp đất mặt với khoảng từ 10 – 20 kg phân hữu cơ, 0,3 – 0,5 kg vôi và 0,3 – 0,5 kg lân, sau đó cho phân đã trộn xuống hố rồi dùng đất còn lại lấp gần đầy miệng hố để kín phân và hạn chế cỏ mọc.

– Bón thúc thời kỳ kinh doanh: Cây nho bước vào thời kỳ kinh doanh thì cần nhiều đạm và kali hơn là lân vì vậy cần chọn loại phân thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây nho. Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ lần đầu cách gốc 20cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong theo nước ngay.

5. Thu hoạch nho

Nên thu hoạch nho vào sáng sớm hoặc chiều mát, đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100 – 115 ngày. Ngoài ra cũng tùy theo mùa, đúng màu sắc của giống: màu đỏ tươi, đỏ sậm, màu đỏ đều chùm quả, Ăn có vị ngọt, mùi thơm,…là có thể tiến hành thu hoạch.

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin về chi phí trồng 1000m2 nho cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng nho trong nhà màng đạt hiệu quả tốt nhất.

Chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *