Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán người trồng na bắt đầu công việc lựa chọn những cây na đã cho quả để cắt tỉa gọn gàng. Việc “Thay áo” định kỳ hàng năm này sẽ giúp cho việc chăm sóc, thụ phấn, thu hoạch na được tốt hơn.
1. Một số đặc tính của cây na
Cây na là loại cây có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt ngay cả điều kiện thời tiết khô hạn. Quả na có độ ngọt cao, cùng mùi thơm đặc trưng nên được rất nhiều người yêu thích. Có 2 giống na cơ bản: dai và bở. Ngoài ra cây na còn có một số đặc tính tiêu biểu như sau:
– Na ưa đất tơi xốp, thông thoáng. Vì vậy, tránh trồng na ở những nơi đất úng thấp. Tuy cây na có thể chịu được điều kiện đất trồng kém. Nhưng cây chỉ thật sự phát triển và cho năng suất tốt khi đất nhiều màu. Đặc biệt, phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khỏe có sức sống thì mới cho trái ngon.
– Na chống úng kém nhưng có khả năng chịu hạn, chịu rét tương đối tốt.
– Mùa đông cây ngừng sinh trưởng, rụng hết lá đến mùa xuân ấm áp na lại ra đợt lá mới.
2. Công tác chăm sóc, vệ sinh vườn:
– Từ đầu năm đến giữa tháng 2, thời tiết mưa lạnh liên tục làm cho việc khắc phục sau lụt chậm tiến độ, cây không phục hồi được, nhiều diện tích bị chết hẳn. Diện tích đã trồng lâu năm thì ra hoa trể vụ. Hiện nay, thời tiết đang nắng ấm nên việc chăm sóc, bón phân đầy đủ kịp thời lúc này là rất cần thiết. Bà con cần:
+ Làm sạch cỏ dại trong vườn, cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh; khơi thông mương rãnh thoát nước để vườn nhanh chóng thông thoáng, đất ráo nước.
– Bón phân: Hiện nay cây đang giai đoạn ra hoa, đậu quả nếu chưa bón kịp cần bón bổ sung. Tùy thuộc vào tuổi cây để bón đủ lượng phân, đây là thời điểm bón phân đợt , trung bình bón khoảng 0,4- 0,8kg ure + 0,3- 0,6kg kali/cây kết hợp với bón phân chuồng hoai mục có ủ chế phẩm Trichoderma.(Hoặc khoảng 1,5kg NPK16:16:8 cho 1 cây).
* Lưu ý: Vì cây đang ra hoa nên tốt nhất là đào 4-6 hố chung quanh tán cây để bón phân.
3. Hướng dẫn kỹ thuật cho na ra hoa đúng thời điểm, năng suất cao
Để cây na phát triển tốt, mang đến hiệu quả kinh tế cao. Bà con cần tìm hiểu kỹ thuật cho na ra hoa đúng thời điểm như sau:
3.1 Thời điểm cắt cành phù hợp
Cắt cành không đúng thời điểm sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cây kém phát triển, cho thu hoạch thấp. Vậy nên cắt tỉa cành na vào tháng mấy? Dưới đây là một số lưu ý cho bà con về thời điểm cắt tỉa cành na phù hợp:
- Không tiến hành cắt tỉa cành na vào mùa mưa, vì đây là thời điểm na ra lá liên tục. Vì vậy, giai đoạn tốt nhất để tỉa cành na là vào tháng 10, 11 (đầu hoặc giữa mùa khô)
- Những cành bị sâu, nấm bệnh gây hại phải đem đốt. Sau đó, vứt ra xa để tranh lây lan bệnh cho những cây khỏe mạnh.
- Sau khi thu hoạch quả, bà con nên loại bỏ bớt cành lá cũ, tạo tán quang đãng cho cây.
- Khi cắt tỉa cành xong, bà con cần vun gốc và bón phân đúng cách.
3.2 Chuẩn bị xử lý ra hoa mãng cầu ta
Muốn cây na ra hoa đúng thời vụ, cho năng suất cao, bà con cần nắm vững một số kiến thức như sau:
Một số tiêu chuẩn đối với vườn cây xử lý
Một vườn cây cần đảm bảo những tiêu chí như sau thì mới có thể xử lý na ra hoa đúng thời điểm như bà con mong muốn:
- Cần phải cung cấp đủ nước tưới trong thời điểm mùa khô.
- Vườn cây đang phát triển tốt, có độ tuổi từ 4-7 năm là phù hợp nhất.
- Vườn cây phải được bón phân đầy đủ và chăm sóc đúng cách trong suốt quá trình sau thu hoạch trước đó.
Thời điểm xử lý na ra hoa nghịch vụ
Cây na ra hoa vào tháng mấy? Thời vụ chính để na ra hoa đó là đầu tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8. Để xử lý na ra hoa nghịch vụ thành công bà con cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Thời gian ra bông và đậu quả phải ở điều kiện nhiệt độ không quá cao hay quá thấp. Độ ẩm cũng không nên thay đổi đột ngột.
- Thời gian xử lý vườn cây mãng cầu cần phải tính đến giá bán ở thời gian thu hoạch trái.
>>>Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Ra Hoa Đồng Bộ Trên Cây Na Thái
4. Cách chăm sóc cây na đang ra hoa đúng cách
Khi na đang trong thời điểm ra hoa – đây chính là thời điểm kỵ nhất việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Bà con tuyệt đối không bón phân bón, tưới nước. Không tác động bất kỳ điều gì đến cây trong giai đoạn này. Ngay khi cây bị các loại sâu bệnh tấn công ở dưới ngưỡng gây hại thì vẫn không được sử dụng thuốc cho cây. Trong trường hợp xấu nhất: sâu bệnh gây hại mạnh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoa thì mới tiến hành dùng các loại thuốc phun cho cây.
Bên cạnh đó, để kích thích na ra hoa đúng thời điểm, bà con có thể sử dụng bộ dưỡng hoa kết hợp bộ dưỡng trái Kinh Bắc giúp siêu ra hoa đậu trái” giúp cây phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa đồng loạt và cho năng suất cao.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
1. Sâu vẽ bùa:
Sâu vẽ bùa là loại bướm đêm, nhỏ mềm, dài khoảng 2mm, sải cánh khoảng 4mm, màu xám nâu nhạt, viền cánh sau có lông. Trứng được để từng cái rất nhỏ, khoảng 0,3mm như giọt nước nhỏ, dưới mặt lá gần đường gân ở giữa. Trong vòng 3-5 ngày sau thì trứng nở và sâu non bắt đầu gây hại, hóa thành nhộng khi hoàn toàn phát triển nằm ở gần mép lá bị vẽ bùa. Vòng đời của sâu vẽ bùa chỉ khoảng 2-3 tuần và có 3-4 thế hệ trong một đợt phát triển.
*Biện pháp phòng trừ:
Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho lộc ra tập trung. Khi 25% cây ra lộc và 10% bị nhiễm sâu vẽ bùa thì có thể phun thuốc Bestkill…vừa diệt sâu vừa bảo vệ được thiên địch.
2. Ruồi đục quả:
Đặc điểm gây hại: Ruồi cái trưởng thành sẽ chọc sâu vòi đẻ trứng vào vỏ quả rồi đẻ một chùm 5-10 trứng, vết chích trên mặt có mủ khô màu nâu. Trứng nở ra thành dòi sẽ đục sâu vào để ăn bên trong quả khiến quả bị nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Với vòng đời từ 20-30 ngày ruồi đục quả phá hại từ khi quả non đến khi chín.
Biện pháp phòng trừ: Bao quả từ khi còn non cho đến lúc thu hoạch là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn ruồi đục quả và các loại côn trùng gây hại khác như rệp, bọ xít….
Cách bao: Khi quả có đường kính 2,0-2,5cm (to bằng quả trứng gà) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm lồng bên ngoài quả theo chiều từ dưới lên, rút dây miệng túi phía trên lại. Đầu dưới túi để hở tự nhiên cho quả thoát nước, tản nhiệt.
Ngoài ra bao quả còn giúp quả tránh tiếp xúc trực tiếp ảnh nắng mặt trời làm da bị rám và nứt, làm màu sắc trái óng đẹp bắt mắt, cải thiện chất lượng quả và không gây hại môi trường.
3. Sâu đục thân, đục cành:
Luôn vệ sinh vườn sạch sẽ. Nếu sâu đã đục vào thân, cành lớn có thể dùng dây thép nhỏ (ruột phanh xe) để luồng vào đường đục diệt sâu hoặc dùng ống tiêm bơm thuốc xông hơi vào lỗ đục và bịt lại bằng đất sét hoặc bông gòn tẩm thuốc.
4. Bệnh chảy gôm do nấm Phytopthora spp
+ Triệu chứng và khả năng gây hại: Cây bị bệnh trên cành và thân có nhựa chảy ra, phần thân và rễ dưới mặt đất bị bệnh sẽ khô và thối, cây bị bệnh nhẹ sẽ giảm năng suất, nếu bệnh nặng cành khô và cây chết.
+ Biện pháp phòng trừ:
– Vệ sinh vườn, thu gom các cành, cây bị bệnh đem tiêu huỷ.
– Khi cây bị bệnh, dùng dao cạo sạch vết bệnh đến phần vỏ tươi và dùng một trong các thuốc như Bkill, Mancozeb Xanh, …phun đều lên cây, mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày.
Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả có múi giai đoạn ra hoa đậu quả.
Mong bà con tham khảo thực hiện để có một vụ mùa sản xuất thành công.