Mít là loại trái cây có mùi thơm đặc trưng, vị dai giòn, ăn rất ngọt có nhu cầu thị trường lớn, mua hàng ngày về để làm hoa quả tráng miệng. Giá mít ổn định và gần như không phải lo đầu ra, nên xu hướng lựa chọn mít làm cây trồng đang tăng cao. Bài viết này bà con cùng Kinh Bắc tìm hiểu về cách làm mít ra quả nhanh để giúp bà con làm giàu từ giống cây trồng này.
1. Bật mí cách làm mít ra quả nhanh
- Cách chọn mít giống
Để cây mít có được những đặc tính tốt như: ra quả sớm, sai quả, khả năng chống chịu bệnh tốt thì trước hết nên sử dụng giống mít ngoại như: mít Thái Lan, mít Mã Lai… để trồng hoặc ghép mít bằng cách: dùng hạt cây mít mật hoặc hạt cây mít rừng gieo trồng để làm gốc ghép cho cành cây mít dai. Bà con có thể tiến hành ghép khi cây mít chọn làm gốc ghép được khoảng 5-6 tháng tuổi, và cao 30-40cm và lá đã ổn định. Sử dụng bộ dụng cụ cắt ghép cành và tiến hành ghép mắt theo kiểu cửa sổ hoặc ghép áp đều được. Lưu ý, khi bà con tay nghề ghép cây chưa cao nên lựa chọn ghép áp để nâng cao tỉ lệ thành công.
Nên thực hiện ghép, chiết, giâm hom cây mít vào vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-9) là tốt nhất, khí hậu vào thời điểm này thích hợp giúp cây nhanh đâm chồi nảy lộc và nhựa trong cây lúc đó cũng ổn định hơn, vết cắt mau lành hơn. Để nâng cao tỉ lệ thành công khi giâm, ghép mít, cần phải tiến hành thực hiện nhanh và ngay sau khi cắt cành. Nếu sử dụng phương pháp chiết cần để 2-3 ngày giúp nhựa chỗ thân đã bóc vỏ khô đi mới bó bầu, tránh làm cho cành bị nhiễm khuẩn và chết.
- Thời vụ và mật độ trồng mít
Một trong những biện pháp làm mít ra quả nhanh là lựa chọn chính xác thời vụ và mật độ trồng mít. Bà con nên bắt đầu trồng mít vào thời điểm đầu mùa mưa, dao động trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Nếu có thể chủ động nguồn nước tưới, có thể trồng sớm hơn, thậm chí có thể trồng quanh năm với các giống mít lai, có sức chống chịu tốt như cây mít Thái.
Với vùng đất cằn cỗi có thể trồng với mật độ dầy, các cây nên cách nhau 5m, các hàng cách nhau 6m đảm bảo cho mỗi hecta trồng khoảng 300 cây là hợp lý.
Với vùng đất tốt nên trồng thưa hơn, các cây cách nhau 6m, các hàng cách nhau là 7m đảm bảo mỗi hecta trồng khoảng 210 cây là hợp lý.
>>>Xem thêm: Quy Trình Xử Lý Ra Hoa Cho Cây Mít
- Làm đất và đào hố trồng mít
Yêu cầu đất trồng mít cần có bề mặt bằng phẳng, xẻ mương rãnh sâu ít nhất là 30 – 40 cm nhằm chống ngập úng vào mùa mưa. Hốc có kích thước đạt 40x40x40cm và đắp mô cao lên 40-70cm. Nếu đất có độ dốc khoảng 5% thì không cần phải đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40x40x40cm. Trong trường hợp đất có độ dốc lớn hơn 7% như đất đồi thì cần phải làm hốc với kích thước 40x40cm và sâu 60cm
Mỗi hốc trộn thêm với nửa cân vôi bột và từ 200-300g phân hữu cơ Organ Max. Hố trồng mít đảm bảo kích thước 50x50x50cm. Lưu ý khi tiến hành đào hố thì để riêng lớp đất bề mặt và lớp đất phía dưới thành 2 đống khác nhau rồi sau đó lót xuống dưới hố 1 lớp phân chuồng đã ủ hoai mục rồi tiếp theo lấp đống đất phía dưới lên. Đống đất bề mặt thì tưới 100g phân hữu cơ Organ Max pha 40-50L nước tưới vào gốc và rắc 0,5 kg vôi để phòng kiến mối và nâng pH của đất sau đó phủ lên trên. Không nên dùng phân hữu cơ chưa được ủ hoai mục hoặc tro bếp để bón lót dưới đáy hố để tránh làm xót rễ cây, thối rễ.
2. Phòng trừ sâu bệnh cho cây mít
- Bệnh sâu đục thân, đục cành: Sâu có tên Margronia, chúng thường đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó ấu trùng phát triển thành sâu rồi đục vào thân cành. Tiêu diệt bệnh bằng cách xịt thuốc trừ sâu ở giai đoạn ra lá non, quả non bằng một trong các loại thuốc sau đây: Bestkill, Top1.
- Bệnh ruồi đục trái: Do loài ruồi có tên dacus sp, chúng đẻ trứng vào trái mít già, gây thối nhũn quả. Bà con cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực, bọc mít lại hoặc xịt thuốc diệt ruồi như: Bestkill 250EC, Top1 250 SC.
- Bệnh sâu đục trái: Là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng trên mít Thái Lan làm giảm sản lượng và chất lượng quả. Bệnh gặp nhiều nhất ở các phần tiếp giáp giữa các quả hoặc giữa quả với thân cây, làm quả bị hỏng và rụng sớm. Nếu gặp bệnh này, không nên sử dụng các biện pháp hóa học vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của quả mít. Do vậy để tiêu diệt sâu bệnh nên dùng biện pháp sinh học, bao quả lại vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.
- Bệnh ngài đục trái: Có rất nhiều các chủng loài gây hại khác nhau, tuy nhiên chúng thường chích hút vào ban đêm khi trái chín. Trị bệnh này cũng tương tự như trị bệnh sâu đục trái.
- Bệnh rầy, rệp: Rầy rệp có rất nhiều chủng gây hại khác nhau, chúng hút chích nhựa lá non, đọt non và quả, khiến cây chậm lớn, lá quăn queo, quả dị dạng kèm theo những nấm đốm dạng bồ hóng làm giảm khả năng quang hợp của cây và gây mất giá trị quả khi thu hoạch. Nếu cây trồng ở nơi đất cao thì rệp sáp thường tấn công ở phần gốc, rễ. Bệnh này cần dùng các loại thuốc hóa học để điều trị: Bestkill 250EC, Top1 250SC.
3. Thu hoạch và bảo quản mít
Cây mít cho quả quanh năm, tuy nhiên do một số nguyên nhân có thể làm cho cây ra hoa cách năm. Thời gian từ khi ra hoa đến khi có quả mít già vào khoảng 5 tháng, do đó có thể dựa vào màu sắc của quả mít để thu hoạch khi mít có những đặc điểm sau: quả mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc nâu nhạt. Khi thăm quả thấy có mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp là quả đã có thể thu hoạch được. Nếu muốn bán cho những nơi xa thì cần phải thu hoạch khi trái già, vì nếu thu hoạch muộn quá khi trái chín sẽ rất khó vận chuyển đường dài.
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu xong về cách làm mít ra quả nhanh, bà con có thể áp dụng ngay cho vườn trồng nhà mình để đem lại năng suất chất lượng quả cao hơn nhé.
Chúc bà con thành công!